Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GTVT rà soát, xem xét chặt chẽ việc lập thêm các hãng hàng không mới trong tình hình mới, làm sao đảm bảo tốt nhất quản lý nhà nước về hàng không, phát triển bền vững; báo cáo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng xem xét, quyết định.

hk1_0.jpg
Hàng không Cánh Diều dự định khai thác dòng máy bay ATR72-600 đang được khá nhiều hãng hàng không trên thế giới lựa chọn để bay chặng ngắn.

Trước đó, ngày 2/3/2020, Bộ KHĐT đã có văn bản số 1297 đề nghị Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều (Kite Air).

Trong văn bản này, Bộ KHĐT tái khẳng định Dự án vận tải hàng không Cánh Diều của Công ty Cổ phần Hàng không Thiên Minh đủ điều kiện để Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Đầu tháng 1/2020, Bộ KHĐT đã báo cáo Chính phủ kết quả thẩm định Dự án vận tải hàng không Cánh Diều, đồng thời kiến nghị Thủ tướng xem xét quyết định chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều với mục tiêu xây dựng một hãng hàng không mới chi phí thấp để kết nối người dân các địa phương có hạ tầng sân bay chưa được đầu tư phát triển.

Theo Bộ KHĐT, Dự án có số lượng tàu bay khai thác năm đầu tiên là 6 chiếc ATR72 hoặc tương đương và tăng dần qua các năm, đến năm thứ 6 sẽ có 25 tàu bay, trong đó có 15 chiếc Airbus320/321 hoặc tương đương.

Tổng vốn của Dự án hãng hàng không Cánh Diều là 5.500 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 1.000 tỷ đồng (chiếm 18% tổng vốn đầu tư), vốn vay 4.500 tỷ đồng (chiếm 82% tổng mức đầu tư); địa điểm thực hiện tại cảng hàng không Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Ngay cả trong trường hợp được chấp thuận, việc thành lập hãng hàng không mới trong giai đoạn hiện nay được xem là quyết định liều lĩnh của Công ty Cổ phần hàng không Thiên Minh.

Vì hiện tại tất cả các hãng bay trong nước với hàng trăm tàu bay đang nằm ở sân bay chờ hết dịch. Dịch Covid-19 đã làm ngành hàng không Việt Nam lâm vào khủng hoảng, dự kiến sẽ mất ít nhất 3 - 6 tháng sau dịch để phục hồi trở lại../.