Vì vậy, cần phải huy động thêm nguồn lực tài trợ cho các dự án xanh, chống biến đổi khí hậu, đặc biệt với các dự án về năng lượng và nông nghiệp xanh là việc cần thực hiện nhanh chóng, kịp thời.

Để hiện thực hoá mục tiêu, ngay sau Hội nghị COP26 với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 đã được thành lập với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, trong đó có Ngân hàng Nhà nước cùng với các chương trình, nhiệm vụ cụ thể, khẳng định quyết tâm, trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng động quốc tế.  

Ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, về định hướng của NHNN cho mục tiêu phát triển xanh: "Về tín dụng xanh, năng lượng tái tạo đã chiếm 47% trong tổng số tín dụng xanh. Ngoài nhu cầu về tín dụng xanh cho tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là rất lớn, ngành ngân hàng cần huy động nguồn lực lớn từ bên ngoài, từ các tổ chức quốc tế, các cơ quan phát triển đa phương và song phương".

Theo cam kết, đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 9% phát thải, nếu có sự hỗ trợ của quốc tế sẽ giảm 27% phát thải. Mục tiêu năm 2050, nước ta sẽ trung hoà carbon. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để doanh nghiệp hướng đến đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm./.