lam_giau_tu_cay_ot_1_misc.jpg
Trong khi nông dân nhiều khu vực trên cả nước đang khóc ròng với giá ớt đột ngột giảm mạnh, chỉ ở mức 8.000 đồng/kg thì tại huyện Củ Chi, TP.HCM, vườn ớt rộng 3 hecta của bà Nguyễn Thị Kim Xuân (52 tuổi, xã Trung Lập Thượng) lại luôn bán được giá ngất ngưởng 60.000 đồng/kg. (Ảnh: Thanh niên)
Điểm khác biệt của công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến từ Israel chính là việc cách ly hoàn toàn cây ra khỏi mặt đất. Để tiết kiệm chi phí đầu tư, bà dùng một lớp nylon trải lên mặt đất, sau đó đặt các bầu cây lên.(Ảnh: Thanh niên)
“Mấy năm gần đây, người dân rất hoang mang trước các loại thực phẩm bẩn gây hại sức khỏe và hướng đến sản phẩm sạch. Đồng thời, chị tôi ở bên Úc thường xuyên gọi điện chia sẻ kinh nghiệm và động viên thực hiện trang trại nông nghiệp sạch. Sau nhiều đêm suy nghĩ và bàn bạc với gia đình, tôi mới bắt đầu thực hiện”, bà Kim Xuân chia sẻ. (Ảnh: Thanh niên)
Cây ớt được trồng trong bầu giá thể và được cung cấp chất dinh dưỡng thông qua hệ thống nhỏ giọt. (Ảnh: Zing)
Với giá bán 60.000 đồng/kg cho các siêu thị, vườn ớt rộng 3 ha giúp nông dân ở Củ Chi này thu nhập gần nửa tỷ mỗi tháng. (Ảnh: Zing)
Quá trình chăm sóc, hái trái và sơ chế được bà Xuân áp dụng kỹ lưỡng trước khi phân phối về siêu thị. (Ảnh: Zing)
Ớt được bà Kim Xuân đóng gói trước khi cung cấp hàng cho các siêu thị. (Ảnh: Thanh niên)
Để ngăn côn trùng, vườn được trang bị hệ thống nhà lưới. Nhà lưới giúp phân tán và chia đều hạt mưa cho từng cây ớt bên trong, để không bị úng cây hay trái. Sản xuất theo hình thức này nông dân cũng không sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu nên nông sản làm ra sạch, an toàn cho sức khỏe con người. (Ảnh: Thanh niên)
Đều đặn mỗi ngày từ vườn ớt này, nhân công sẽ tập trung hái trái chín và sơ chế tại chỗ. Sau đó, ớt được cho vào từng túi nhỏ theo trọng lượng khoảng 100 gr trước khi mang đến siêu thị. (Ảnh: Thanh niên)
Vườn ớt rộng 3 hecta trồng bằng công nghệ nông nghiệp tiên tiến Israel của bà Kim Xuân (Ảnh: Thanh niên)
Ông Võ Đức Huy, Chủ tịch Hội nông dân xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, cho biết đây là mô hình trồng ớt ứng dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến từ Israel đầu tiên trên địa bàn.“Với chi phí đầu tư ban đầu gần 3 tỷ đồng, mô hình trồng ớt của bà Xuân được đánh giá rất cao về năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế”, ông Huy nói. (Ảnh: Thanh niên)
Chiều dài trung bình của trái (tính cả cuống), ớt chỉ địa dài khoảng 18 - 20cm, ớt chỉ thiên dài khoảng 10 - 12cm. (Ảnh: Dân Việt)
"Nông nghiệp công nghệ cao, giải thích nôm na là ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp. Phải đem đến một giải pháp tiết kiệm nhưng năng suất cao mới là mục đích của ứng dụng công nghệ”, bà Xuân chia sẻ. (Ảnh: Dân Việt)
Ngoài diện tích đang cho thu hoạch, bà Xuân tiếp tục thử nghiệm quá trình sinh trưởng của giống ớt được nhập về từ Úc. (Ảnh: Dân Việt)