Trong phiên giao dịch 5/7, giá dầu thô Mỹ giao tháng 8 giảm 2,39 USD (tương đương 4,9%), xuống 46,60 USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange.

gia_dau_svff.jpg
Một mỏ bơm dầu tại thị trấn Gonzales, bang Texas (Mỹ). (Ảnh: CNBC)

Giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn giảm 2,14 USD (tương đương 4,3%), xuống 47,96 USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe.

Tuy nhiên, so với mức thấp kỷ lục 12 năm thiết lập hồi tháng 1/2016 (xấp xỉ 28 USD/thùng), mức giá “vàng đen” hiện tại vẫn tăng khoảng 70%.

Sở dĩ giá dầu toàn cầu lao dốc mạnh là do lo ngại nguồn cung dư thừa khi các “ông lớn” dầu mỏ đang gia tăng sản lượng.

Bất chấp nhóm phiến quân tấn công vào cơ sở hạ tầng tại Nigeria, sản lượng dầu của nước này vẫn duy trì ở mức dồi dào. Đây là dấu hiệu có hại cho giá cả dầu thô. 

Tại Libya, nơi sản lượng đang giảm do xung đột địa chính trị, tập đoàn dầu mỏ National Oil Corporation đã quyết định bắt tay với đối thủ trong nước để gia tăng sản lượng.

Số liệu của Baker Hughes cho hay, số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ bất ngờ tăng thêm 11 giàn trong tuần qua sau khi cương quốc này đóng của một số dàn khoan năm 2014 dưới áp lực của giá dầu. Các nhà sản xuất dầu mỏ Mỹ bắt đầu tăng sản lượng khai thác kể từ cuối tháng 5 vừa qua.

Theo số liệu của Genscape, trữ lượng dầu thô tại điểm trung chuyển Cushing, Oklahoma tăng thêm hơn 230.025 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 1/7. 

Bên cạnh đó, Mối lo liên quan đến sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) cũng đã ảnh hưởng đáng kể tới thị trường tài chính thế giới, đồng thời kéo giá dầu đi xuống. Ngân hàng Barclays nhận định triển vọng kinh tế thế giới suy thoái, bất ổn trên thị trường tài chính và hiệu ứng tràn từ các lĩnh vực khác có thể làm trầm trọng hóa lực cầu trên thị trường, khiến giá dầu giảm sút mạnh./.

Có nên chạy theo giá dầu?

VOV.VN - Theo kênh thông tin tài chính Mỹ CNBC, giá dầu tuần qua lần đầu tiên vượt mốc 50 USD/thùng kể từ tháng 10/2015 vẫn chưa phải là tín hiệu để mua vào.