cr1_igfd.jpg
Cá rô đồng sống ở nước ngọt, có cơ quan hô hấp phụ nên có thể nuôi được ở mật độ cao. (Ảnh: thuysanvietnam)
Mô hình nuôi cá rô của anh Trần Quang Đạo (35 tuổi) ở xóm 6, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng ( Hà Nam) mỗi năm cho thu nhập gần 400 triệu đồng. (Ảnh: Báo Dân Việt)
Trung bình mỗi năm trang trại của anh Đạo xuất ra thị trường khoảng hơn 80 tấn cá rô. (Ảnh: Báo Dân Việt)
Cá rô có thể nuôi được với mật độ dày, thời gian nuôi ngắn và cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loại cá truyền thống khác. (Ảnh: Báo Dân Việt)
Mô hình nuôi cá rô đồng của ông Trương Văn Hải ở ấp 4, xã Tiến Hưng, huyện Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước mỗi vụ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. (Ảnh: Báo Bình Phước)
Mô hình nuôi cá rô tại Trạm Nghiên cứu ứng dụng KH&CN Đồng Tháp Mười, xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An thích ứng với biến đổi khí hậu, nước nhiễm phèn. (Ảnh: Báo Long An)
Sau 3 tháng nuôi, trung bình trọng lượng cá rô đạt từ 130-170g/con, 5-7 con/kg. (Ảnh: Báo Long An)
Đây là loại thực phẩm dân dã, ngon và bổ. Thịt cá có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu. (Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống)
Canh cá rô cải xanh tốt cho những người khí huyết suy, cơ thể gầy yếu, ăn uống không tiêu, cảm lạnh. (Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống)./.