Hiệp định TPP được coi là hiệp định của thế kỷ 21 vì bao gồm nhiều vấn đề quan trọng mới như DNNN, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ,…

Hiệp định TPP đã trải qua 19 phiên chính thức và hàng chục phiên ko chính thức. Các thành viên cũng đã nhiều lần mong muốn hiệp định này sẽ kết thúc vào cuối năm 2013, song vẫn chưa thực hiện được do nhiều vướng mắc giữa các bên. Đặc biệt, việc có thêm 3 nước gia nhập là Nhật Bản, Mexico và Canada đã kéo dài thời gian đàm phán dự kiến.

Tuy nhiên, cho đến nay, các nước về cơ bản đã có thể kết thúc được một số lĩnh vực đàm phám, chỉ chờ kết thúc về đàm phán hàng hóa.

Theo đó, vướng mắc chính cản TPP đạt thỏa thuận vẫn là giữa Nhật và Mỹ. Nhật muốn Mỹ cho mở cửa đối với nhóm 5 mặt hàng nông nghiệp được cho là nhạy cảm với nước này; trong khi Mỹ vẫn tiếp tục muốn bảo hộ trường ô tô trong nước.

Đây là lý do khiến vòng đàm phán các bộ trưởng thương mại tại Singapore gặp khó khăn, vì quan hệ song phương Nhật - Mỹ chi phối quan hệ các nước trong TPP.

Mỹ và Nhật Bản là hai nền kinh tế lớn nhất trong số 12 nước hiện tham gia đàm phán TPP. Theo dự kiến, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm Nhật Bản vào tháng 4/2014 và đây được kỳ vọng là mốc quan trọng cho việc kết thúc đàm phán TPP.

Về phía Việt Nam, Việt Nam cũng đang gặp phải một số vướng mắc vấn đề lao động đối với Mỹ. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trước đó khẳng định sẽ đàm phán quyết liệt với Mỹ về mở cửa thị trường dệt-may và da-giày.

Đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), Phó vụ trưởng Phạm Quỳnh Mai nhận định: “Về phía Việt Nam, Việt Nam đã tham gia toàn bộ các cuộc đàm phán. Và trong nhiều cuộc đàm phán, chúng ta đều thể hiện thái độ linh hoạt để tiến trình đàm phán được diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng kết thúc.”.

Một vấn đề khác cũng đang trong tiến trình đàm phán là lĩnh vực kinh tế xanh. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đàm phán về lĩnh vực này tại TPP và chúng ta cũng đang đàm phán về lĩnh vực này tại FTA.

Lĩnh vực kinh tế xanh trong đàm phán TPP bao gồm đàm phán về hàng hóa và dịch vụ môi trường. Hàng hóa môi trường bao gồm nhiều hàng hóa như thông tin gió, hàng hóa về sản xuất đảm bảo ko thải ra khí thải ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng những vấn đề đó chưa hề được cam kết trong TPP. Hiện nay bản thân WTO cũng đã rất nhiều năm đàm phán để đưa ra danh mục hàng hóa và dịch vụ môi trường để tiến  hành giảm thuế song vẫn chưa đàm phán được.

Trước những băn khoăn của dư luận về việc liệu những thỏa thuận về kinh tế xanh có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hay không, bà Mai cho biết: “Do vậy đây cũng là vấn đề khó khăn mà chúng tôi gặp phải và chưa thể đưa ra được cam kết gì. Do vậy cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thể biết được những cam kết đó có ảnh hưởng gì đến xuất khẩu hay ko.”./.