Đây là ý kiến của đông đảo cộng đồng nông nghiệp hữu cơ nêu lên tại Diễn đàn đối thoại về phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng nay (21/11).

Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay 63/63 tỉnh, thành trên cả nước đã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc đang chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Lực lượng tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ ngày một đông. Tính đến hết năm 2021, số lượng nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên 17.000 cơ sở, trên 550 nhà chế biến cùng với hơn 110 nhà xuất khẩu, nhập khẩu.

Tại diễn đàn, các doanh nghiệp cho rằng, mặc dù sản phẩm hữu cơ đang là xu hướng trong sản xuất nông nghiệp, nhưng nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu và. Sản phẩm hữu cơ chủ yếu dành cho xuất khẩu, trong khi thị trường này chỉ chiếm phần nhỏ. Do đó, trước mắt cần xác định việc tập trung cho thị trường trong nước. Theo đại diện các doanh nghiệp, để làm được điều này, cơ quan chức năng cần hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sản xuất nhận diện rõ các tiêu chí sản xuất hữu cơ; rà soát rút ngắn quy chuẩn, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế để thuận lợi trong quá trình đàm phán mở rộng thị trường.

“Doanh nghiệp, HTX rất năng động. Họ có thể làm việc sát với nông dân với chính quyền và đối tác khi thị trường mở ra. Việt Nam cứ đưa quy trình hữu cơ nhưng lại chưa chứng nhận hữu cơ. Người tiêu dùng họ quyết định, giờ kinh tế thị trường rồi mình phải lắng nghe thị trường. Trong hàng hoá xuất khẩu thì cần chứng nhận OCOP để làm gì?”, ông Nguyễn Ngọc Luân, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Lâm San, tỉnh Đồng Nai nêu ý kiến./.