Một cụ ông ở tỉnh Sóc Trăng năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng vẫn có thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ trồng dừa. Đó là ông Huỳnh Văn Bửu, ở xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung.

Ông Huỳnh Văn Bửu cho biết, trong 3 loại dừa trồng xen nhau bao gồm dừa xiêm lùn, dừa ta và dừa dứa, giống dừa dứa cho hiệu quả kinh tế nhất. Chỉ tính riêng 200 gốc dừa dứa này, gia đình ông thu lợi nhuận trên dưới 200 triệu đồng/năm.

dua_dua_urry.jpg
Trồng dừa dứa cho thu nhập cao ở Bến Tre.
Ông Bửu tâm sự, khoảng 6 năm trước, qua tìm hiểu thông tin trên các phương tiện truyền thông, nhận thấy dừa dứa là cây dễ trồng, tốn ít chi phí  lại có giá trị kinh tế

Không còn nhiều khả năng lao động, ông Bửu đã đến tỉnh Bến Tre tìm mua giống về trồng. Đây là giống dừa có nguồn gốc từ Thái Lan với nhiều ưu điểm vượt trội so với một số giống dừa khác, nước và cái dừa dứa có mùi đặc trưng thơm như mùi lá dứa nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. 

“Dừa xiêm những tháng mùa mưa có giá 30.000-35.000 đồng/chục, những tháng nắng tăng lên khoảng 50.000 đồng/chục. Riêng dừa dứa, những tháng mưa cho thu nhập khoảng 70.000 đồng/chục, có lúc tăng lên 100.000 đồng/chục.

Một lợi thế nữa là dừa dứa chịu được vùng đất bị ảnh hưởng của mặn xâm nhập và khô hạn. Từ hiệu quả kinh tế, hiện bà con trong khu vực và các tỉnh cũng đến mua giống dừa dứa của ông Bửu để về trồng thử. Ông Bửu đang dự kiến sẽ phá bỏ các loại dừa và cây ăn trái giá trị kinh tế thấp để chuyển sang nhân rộng dừa dứa.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, hiện toàn tỉnh trồng hơn 1 triệu cây dừa, trong đó, nhiều nhất là huyện Cù Lao Dung, với trên 800 ha. UBND dân huyện cũng đã có kế hoạch phát triển cây dừa gắn với tiềm năng du lịch của địa phương.

Ông Vỏ Quốc Hận, Phó Chủ tịch UBND xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung cho biết. xã An Thạnh Đông thành du lịch miệt vườn gắn với khu di tích lịch sử đền thờ Bác. Kế hoạch phát triển du lịch trên tổng số diện tích chuyển đổi từ cây mía qua xã dự kiến sẽ có khoảng 70ha diện tích đang trồng mía sẽ được chuyển sang cây ăn quả, trong đó, 20ha sẽ là cây dừa, chủ yếu là dừa dứa và dừa cao sản”, ông Hận cho biết.

Được biết, ông Huỳnh Văn Bửu là cựu chiến binh từng tham gia nhiều cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc. Khi hòa bình lập lại, ông trở về quê nhà để làm kinh tế, mở ra nhiều mô hình sản xuất hiệu quả tại địa phương.

Năm 2011, ông được Trung ương Hội Cựu chiến binh khen tặng danh hiệu đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”. Nay ở cái tuổi gần 80, ông vẫn làm kinh tế với mỗi năm kiếm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Có thể nói, ông chính là người nông dân, người cựu chiến binh tiêu biểu về tuổi cao chí lớn , không ngừng sáng tạo, tìm tòi những mô hình sản xuất, cách làm hay không chỉ cho riêng mình mà còn cho cả bà con đia phương./.