Miền cát trắng vùng đất huyện Thăng Bình được ví như “sa mạc” của tỉnh Quảng Nam, diện tích bao quanh toàn cát trắng, chỉ có xương rồng, cây bụi “cắm rễ”. Vào mùa mưa ở đây mới thấy được màu xanh của cỏ cây, còn đến mùa nắng thì chẳng cây gì sống được, đành bỏ hoang hóa.

Bài toán tìm cách nâng giá trị kinh tế trên vùng đất cát này luôn là nỗi trăn trở của chính quyền và người dân địa phương nơi đây từ bao đời nay.

Cách đây 10 năm, anh Trần Khương (sinh năm 1973) ở thôn 3, xã Bình Triều đã bới cát, trải bạt và khoan giếng bơm nước vào, mua cá quả giống từ Đồng Tháp về thả.

09_04_48_nh_4_hnru.jpgNhiều hộ gia đình đang phát triển mô hình nuôi cá trên cát tại Thăng Bình. (Ảnh: KT)
Ngày anh xuất bán từng ao cá, mọi người kéo đến xem, khi nước trong ao cạn đáy, đàn cá nằm xăm xắp và ai cũng khen anh giỏi, anh tài. Rất nhiều người dân ở huyện Thăng Bình kéo đến bái anh làm “sư phụ” để học nghề. Tuy nhiên anh không giấu nghề mà sẵn lòng giúp đỡ. Họ đến ăn ở để học cách làm và từ đó có hàng chục “đệ tử” ăn nên làm ra, người nuôi ít thì vài ao, người nhiều trên 10 ao cá.

Chuyện đùa của ngày nào thì nay đã trở thành câu chuyện có thật, mỗi năm anh Khương xuất bán 50 tấn cá quả với giá 50.000 – 60.000 đồng/kg, thu được hơn 3 tỷ đồng, trừ chi phí “hốt” trên 600 triệu đồng bỏ túi.

Mỗi ao có diện tích hơn 60 m2, chiều dài 15 m, chiều rộng 4 m, chiều cao 0,8 m, mỗi lần xuất bán, khoảng 5 tấn cá quả/ao; con nhỏ 1 kg, con lớn 1,5 kg. Thời gian nuôi chừng 7 tháng cho thu hoạch, với phương châm nuôi gối đầu nên tháng nào anh cũng có cá xuất bán.../.