vov_1_whir.jpg
Làng Bạc (Phú Thượng, Tây Hồ) nổi danh với nghề gói bánh chưng gia truyền. Bánh chưng làng Bạc được biết đến bởi chất lượng ngon vào hạng nhất nhì Hà Nội nên được nhiều khách hàng ưa chuộng

Đỗ xanh được chọn làm nhân thì hạt phải nhỏ và còn nguyên vỏ, có độ thơm, ngon và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Gạo nếp cũng phải là loại hạt to tròn, dẻo thơm. Gạo sẽ được ngâm trong khoảng 10 đến 12 tiếng rồi vo sạch bằng nước lạnh, đợi ráo nước và xóc với ít muối trắng để có vị đậm đà... 

Một thành phần nữa không thể thiếu của nhân bánh chính là thịt lợn. Loại thịt được ưa chuộng nhất khi gói bánh chưng là thịt ba chỉ.

Để gói một chiếc bánh, người gói thường dùng từ 4 đến 6 lá dong... 

Lá dong phải bóng, xanh đậm và có cuống nhỏ. Mục đích là để màu sắc của bánh sau khi luộc sẽ có màu xanh tự nhiên.

Người khéo tay có thể gói bánh mà không cần dùng khuôn...

Sau khi gói xong phần trong, bánh sẽ được gói thêm từ 2 đến 4 lá dong già ở bên ngoài. Một chiếc bánh đạt chuẩn sẽ vuông vức, đều đặn và gọn mắt.

Mỗi chiếc bánh chưng thường được buộc bằng 4 chiếc lạt.

Để bánh không bị rách góc khi luộc, người gói bánh phải hết sức cẩn trọng khi gói và bộc...

Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, nước luộc bánh chưng không được lạnh vì nếu lạnh sẽ làm bánh chín không đều...

Bánh sẽ được nấu trong vòng từ 10 đến 12 tiếng và phải luôn có người túc trực kiểm tra để tránh thiếu nước và lửa cháy phải đều. 

Để bánh được chắc và dóc nước, sau khi vớt bánh, người ta xếp ngay ngắn theo lớp rồi lấy một miếng ván gỗ nặng vừa phải (tránh quá nặng sẽ làm sùi bánh) ép đè lên.../.