Chốt phiên giao dịch cuối tuần qua, giá vàng bất ngờ giảm mạnh mất mốc 1.250 USD/oz sau báo cáo việc làm của Mỹ được công bố khả quan so với mức dự đoán. Trong tháng 1 đã có tới 257.000 việc làm được tạo ra, trước đó theo dự đoán của các chuyên gia chỉ là 237.000 việc làm. Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh đẩy giá vàng giảm sâu.

Theo đó, giá vàng kỳ hạn trên sàn Comex New York giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ trung bình 200 ngày ở 1.255 USD/oz và chốt phiên ở 1.228 USD/oz. Giá vàng giao tháng 4 kết thúc tuần ở 1.234 USD/oz, giảm 48,4 USD/oz trong 1 tuần.

Theo giới phân tích, vàng được bán ra mạnh mẽ dưới tác động của các tin tức cho rằng cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ điều chỉnh gia tăng lãi suất cho vay vào đầu tháng 6 tới. Khi đó, thị trường vàng chắc chắn sẽ suy giảm, nên các nhà đầu cơ muốn bán tháo trước khi quá muộn.

vang_tg_yraf.jpgGiá vàng sụt giảm mạnh phiên cuối tuần.
Adam Button, nhà phân tích tiền tệ tai Forexlive.com cho hay, hiện thị trường vàng đang tập trung vào nền kinh tế Mỹ và lãi suất, khiến giá vàng giảm trong ngắn hạn. Dự đoán, giá vàng sẽ thử thách ngưỡng hỗ trợ 1.221 USD/oz.

Tuy nhiên, ông Button cũng cảnh báo thị trường dường như đang tập trung quá mức vào kinh tế Mỹ mà quên mất rằng chính sách nới lỏng tiền tệ đang diễn ra khắp thế giới.

Cùng với chính sách nới lỏng toàn cầu, một yếu tố mà các nhà phân tích nói rằng sẽ rất quan trọng đối với thị trường vàng thế giới đó là các vấn đề ở châu Âu như Liên minh châu Âu (ECB) và Hy Lạp đã không thể đi đến một thỏa thuận nhằm thương lượng lại.

Colin Cieszynski, nhà phân tích thị trường cao cấp tại CMC Markets cho rằng, thị trường đang quá tập trung vào Mỹ, nhưng nếu không có một sự phát triển mới trong các cuộc đàm phán của châu Âu và Hy lạp, giá vàng sẽ tiếp tục tập trung vào những thay đổi tiềm năng trong chính sách tiền tệ của Fed. Ông nói thêm rằng, có thể thấy giá vàng sẽ giảm xuống mức 1.210 USD/oz bởi vì chúng tôi đã thấy một sự cố đáng kể của các mô hình kỹ thuật.

Các nhà kinh tế học tại Capital Economics trong báo cáo ra hôm thứ Sáu 6/2 cho rằng mối nguy Hy Lạp ra khỏi eurozone ngày càng tăng khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố không chấp nhận trái phiếu chính phủ Hy Lạp làm tài sản thế chấp cho các khoản vay.

Trong khi đó, Peter Buchanan, nhà kinh tế học cao cấp tại CIBC World Marks cũng thừa nhận rằng, trong ngắn hạn giá vàng có thể giảm khi kinh tế Mỹ tiếp tục đà tăng trưởng, nhưng cũng nhắc lại rằng hiện có rất nhiều bất ổn trên thị trường giúp hỗ trợ giá vàng.  

Buchanan nói thêm rằng ông cũng rất lạc quan về giá vàng trong dài hạn bởi vì một khi Fed không bắt đầu chu kỳ thắt chặt của họ, thì thị trường vẫn sẽ được lợi.

Theo các nhà kinh tế học tại CIBC World Markets, châu Âu không chỉ lo ngại về việc Hy Lạp ra khỏi eurozone (Grexit) mà còn cả về tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp.

Một số nhà phân tích còn nhận định rằng, giá vàng còn tiếp tục chịu sức ép giảm từ hoạt động đầu cơ, triển vọng FED sớm tăng lãi suất, và đồng USD tăng giá. Trong khi đó, việc Trung Quốc nới lỏng tiền tệ và tình hình bất ổn ở Hy Lạp lại là những nhân tố hỗ trợ cho giá vàng”, ông Ole Hansen, nhà quản lý cấp cao của Saxo Bank, nhận định.

Tuy vậy, trong tuần này, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SDPR Gold Trust mua ròng thêm 14,9 tấn vàng, nâng mức nắm giữ lên 773,3 tấn, mức cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Chỉ trong vòng 3 tuần trở lại đây, quỹ này mua ròng tổng cộng 42,4 tấn vàng. Hiệp hội Vàng Trung Quốc mới công bố, năm ngoái, khối lượng vàng mà nước này tiêu thụ giảm 24,7% so với năm 2013, còn 886 tấn.

Với mức giảm tiêu thụ vàng, chuyên gia nhận định có thể Trung Quốc đã để tuột ngôi vị nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới vào tay Ấn Độ, chỉ sau 1 năm nắm giữ vị trí này./.