Thống kê của Cục phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, ở nước ta, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ đang đóng góp tới 45% vào GDP; 31% vào tổng thu ngân sách nhà nước và tạo ra hơn 5 triệu việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh vẫn xảy ra đối với doanh nghiệp thuộc khu vực này.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn. |
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, do phần lớn những doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế, thiếu tài sản để bảo đảm cho khoản vay theo quy định hoặc giá trị tài sản đảm bảo thấp… nên rất khó có thể vay vốn tại ngân hàng. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng giải pháp để khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp chính là trách nhiệm của nhà nước, tổ chức tín dụng và chính doanh nghiệp.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế sáng tạo, nền công nghiệp 4.0. Trong đó, tài sản lớn nhất của doanh nghiệp chính là ý tưởng sáng tạo, kế hoạch kinh doanh.
"Bao giờ cũng có rủi ro, nhưng khả năng bứt phá tạo ra nguồn lợi cao cũng rất lớn. Vì vậy, cần phi có sự phối hợp giữa các nhà đầu tư, quy đầu tư mạo hiểm và kể cả nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi ở bước đầu khởi nghiệp chưa cần nguồn vốn lớn. Nguồn vốn hỗ trợ nhỏ thôi nhưng nếu thực sự tiếp cận được, sẽ tạo động lực thúc đẩy cho cộng đồng doanh nghiệp", ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh./.Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận vốn vay
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay làm nông nghiệp công nghệ cao