Cụ thể, theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, đến giữa tháng 4 năm 2014, thị trường BĐS tại Hà Nội có lượng giao dịch gấp đôi quý 4 của năm trước; tồn kho BĐS giảm 34%. Tín dụng BĐS đã tăng. Qua đó thể hiện nhu cầu BĐS mới tiếp tục tăng, thị trường ấm lên, tín hiệu rất tích cực.

cohvayvbd.jpg
Thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lên, tín dụng vào BĐS tăng

Còn số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 3/2014, tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản tăng 3,95%, tăng gấp 8 lần mức chung của toàn hệ thống (tín dụng toàn hệ thống chỉ tăng 0,5%), cao hơn nhiều so với mức 1,09% của 3 tháng đầu năm 2013.

So với các ngành kinh tế khác, kể cả các lĩnh vực ưu tiên, tăng trưởng tín dụng bất động sản gần đây có tốc độ mạnh hơn. Cụ thể, tính đến 31/3, tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tăng khoảng 1,15% so với 31/12/2013. Tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (tính đến 28/2) chỉ tăng tăng 0,86%, tín dụng cho vay xuất khẩu tăng 1,14%. Tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ ở mức giảm 1,58% so với cuối năm 2013.

Không chỉ tín dụng trong nước, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây cũng vẫn ở mức cao so với các lĩnh vực khác. Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/4/2014, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 về thu hút FDI, với 7 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 392,3 triệu USD, chiếm 8,1%. Trong đó, riêng dự án Khu chung cư phường 22 quận Bình Thạnh tại TP Hồ Chí Minh mới được cấp phép với tổng vốn đầu tư 200,11 triệu USD với mục tiêu xây dựng căn hộ ở kết hợp chung tâm thương mại.

Trước đó, tính chung quý I/2014, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút FDI cả nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 288,3 triệu USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư./.