Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng triển khai các dự án BOT, Bộ GTVT sẽ cần phát hành 47.843 tỷ đồng bao gồm các đoạn: Thanh Hóa - Hà Tĩnh (6.343 tỷ); Hà Tĩnh - Cần Thơ (41.500 tỷ).
Riêng dự án ODA đoạn Ninh Thuận - Bình Thuận và 17 dự án đầu tư theo hình thức BOT có sự tham gia vốn của Nhà nước có tổng mức đầu tư 74.211 tỷ đồng.
Đối với dự án nâng cấp, cải tạo QL14 qua Tây Nguyên dài 412 km, cần nhu cầu phát hành khoảng 10.000 tỷ đồng bao gồm vốn góp cho các dự án BOT khoảng 8.874 tỷ đồng và bổ sung vốn 226 tỷ đồng còn thiếu của hai dự án cải tạo, nâng cấp QL14 đoạn qua thị xã Gia Nghĩa và thị xã Đồng Xoài; 860 tỷ đồng cho đoạn Tân Cảnh - Kon Tum.
Bộ GTVT cũng đã xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu công trình cho từng dự án cụ thể theo từng năm: Năm 2013 dự kiến phát hành khoảng 14.951 tỷ đồng, năm 2014 vào khoảng 16.656 tỷ đồng. Đến 2015 kế hoạch phát hành khoảng 13.422 tỷ đồng, năm 2016 là 9.153 tỷ đồng và đến 2017 chỉ 3.661 tỷ đồng.
Bộ GTVT đề nghị Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thay mặt Chính phủ đứng ra phát hành toàn bộ trên phạm vi toàn quốc.
VDB lập dự toán chi phí phát hành trái phiếu công trình để trình Bộ Tài chính phê duyệt sau đó trích trực tiếp khoản chi phí phát hành theo tỷ lệ trên số phát hành./.