Theo kết quả khảo sát và phân tích đặc biệt về hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam năm 2013, nhóm nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho thấy, khoảng 20% doanh nghiệp FDI thực hiện việc chuyển lợi nhuận nhằm giảm gánh nặng thuế, và tỉ lệ này sẽ giảm nếu như chính sách thuế và công tác thực thi chính sách thuế ổn định và dễ đoán hơn.

Kết quả này trên cơ sở khảo sát thu thập ý kiến của 1.609 doanh nghiệp FDI đến từ 49 quốc gia khác nhau, hoạt động trên địa bàn 13 tỉnh, thành của Việt Nam có mật độ DN FDI cao nhất.

TS.Edmund Malesky, Đại học Duke (Hoa Kỳ), thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, chia nhóm doanh nghiệp FDI được hỏi theo mức lợi nhuận theo 4 nhóm với các mức lãi khác nhau, kết quả cho thấy: 65,1% DN có lãi trên 20%, 44,5% DN có lãi từ 10-20%, 12,3% nhóm DN lãi từ 5-10% và 9,1% nhóm DN lãi 0-5% đã thực hiện việc chuyển giá. Trong đó, nhóm lãi trên 20% có tỷ lệ chuyển giá ước tính tới 81,3%, còn các nhóm lãi thấp hơn thì chuyển giá cũng ít hơn, lần lượt là 55,5%; 27,8%; 16,8%.. Nghĩa là nhóm doanh nghiệp càng lãi cao thì số lượng doanh nghiệp chuyển giá càng nhiều.

chuyengia1.jpg

Nhìn lại năm qua, TS Edmund Malesky cho biết, mùa hè năm 2013 đã có một cuộc tranh luận gay gắt giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan thuế Việt Nam. Đó là Tổng cục Thuế công bố một báo cáo cho biết 57% trong số 5.500 Doanh nghiệp FDI được rà soát (chiếm khoảng 60% tổng số Doanh nghiệpFDI)đãbáocáolỗ ròng trong năm tổng số Doanh nghiệp FDI) đã báo cáo lỗ ròng trong năm 2010 và 2011.

Kết quả thanh, kiểm tra chuyển giá tại doanh nghiệp FDI tại một số tỉnh phát hiện 122 doanh nghiệp FDI vi phạm các quy định về chuyển giá và yêu cầu nộp thuế bổ sung hơn 10 triệu USD. Trong danh sách đó có một số công ty đa quốc gia nổi tiếng.

Tuy nhiên, TS Edmund Malesky cũng cho biết, hiện tượng này không chỉ có ở Việt Nam, “các tranh luận tương tự đang diễn ra tại Mỹ, Anh và các thị trường mới nổi trên khắp thế giới”.

Theo nhóm nghiên cứu, kết quả phân tích hoạt động chuyển giá mang một thông điệp rõ ràng dành cho các cơ quan quản lý. Đó là, hạ thấp mức thuế thu nhập doanh nghiệp ngang bằng với mức thuế mà doanh nghiệp được hưởng tại nước xuất xứ sẽ làm giảm đáng kể động cơ chuyển giá.

Tuy nhiên, ngay cả khi mức thuế không có thay đổi lớn, nếu cơ quan quản lý có thể đảm bảo cho doanh nghiệp một lộ trình tăng thuế có thể dự đoán được, giúp doanh nghiệp có thể ước lượng một cách đầy đủ gánh nặng thuế của mình trong tương lai thì động cơ thực hiện chuyển giá của doanh nghiệp sẽ giảm bớt – điều này giúp Việt Nam tăng thu ngân sách và sử dụng nguồn thu này để đầu tư, khắc phục các yếu kém trong dịch vụ hành chính công và cơ sở hạ tầng, vốn bị các nhà đầu tư coi là những điểm yếu chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam.

Các kết quả phân tích cũng nhất quán với đánh giá của doanh nghiệp FDI rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu tình trạng “quá tải quy định” so với các nước tương đồng. “Quá tải quy định” ở đây không có nghĩa là số lượng quá nhiều mà là do tính không ổn định trong các quy định, đặc biệt là các chính sách về thuế. Một phần của vấn đề chính là những thay đổi lớn, thường xuyên về các quy định liên quan đến thuế (đặc biệt trong hải quan, thuế thu nhập cá nhân và các loại phí đánh vào người tiêu dùng cuối cùng) khiến doanh nghiệp mất nhiều công sức xây dựng các chiến lược mới để ứng phó.