cc1_qqdi.jpg
Cà cuống được coi là loài côn trùng quý hiếm,có nhiều công dụng khác nhau nhưng nổi tiếng nhất là nước mắm cà cuống. Hiện nay, cà cuống giảm hẳn về số lượng và hầu như biến mất hoàn toàn. (Ảnh: Vietnamnet)
 Tinh dầu cà cuống có mùi đặc biệt gần giống như mùi quế, có công dụng làm thuốc chữa các bệnh tè dầm cho trẻ em, hoặc kích thích sinh lý với người lớn. (Ảnh: Vietnamnet)
Anh Châu Tấn Nghiên, ngụ ấp Long Hòa, xã Long Chữ, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh đăng sở hữu và chăm khoảng 5.000 con cà cuống. (Ảnh: Báo Tây Ninh)
Sau 2 năm kiên trì nghiên cứu mô hình nuôi cà cuống, trang trại nuôi cà cuống của anh Lê Thanh Tùng tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TpHCM đã ra đời. Đến nay, anh Tùng đã gây giống được hơn 8.000 con cà cuống. (Ảnh: Vietnamnet)
Theo anh Tùng, phải tạo ra không gian phù hợp để nuôi cà cuống, tránh để mật độ nuôi dày quá sẽ dẫn đến tình trạng cà cuống tự ăn thịt nhau khi đói hoặc phát triển không tốt trong môi trường chật hẹp. (Ảnh: Vietnamnet)
Cà cuống rất thích bám trên các loại cây được thả tự nhiên trong các bể nuôi như bèo tây. (Ảnh: Vietnamnet)
Với mô hình nuôi quy mô, khoa học, anh Tùng đã nhân giống từ 5 con cà cuống ban đầu bắt từ tự nhiên, đến nay, đã có khoảng hơn 8.000 con cà cuống khỏe mạnh. (Ảnh: Vietnamnet)
Ngoài ra, anh Tùng còn cho ăn loại hức ăn tổng hợp cho cà cuống. (Ảnh: Vietnamnet)
Cà cuống sinh sản quanh năm, phát triển nhanh. Thức ăn của cà cuống là các động vật như tôm, cá, cào cào, châu chấu, dế… (Ảnh: Báo Dân Việt)
Trứng cà cuống đang được gây nuôi, ấp nở trong bể. (Ảnh: Báo Dân Việt)
Khi bắt cà cuống nên cẩn thận vì rất có thể bị chích gây tê. (Ảnh: Zing)
Nhờ gây giống thành công, đến nay anh Nghiên sở hữu khoảng 5.000 con cà cuống, mỗi tháng thu về hơn 12 triệu đồng. Còn anh Tùng xuất ra thị trường 100 con/ngày với giá 35.000-40.000 đồng/con, thu về gần 4 triệu đồng/ngày. Tính ra, cả tháng anh có thể thu hàng trăm triệu đồng. (Ảnh: Zing)