vov_1_tzmu.jpg
 Nằm ở độ cao hơn 1.400 mét so với mực nước biển, bao bọc tứ bề là điệp trùng núi, thung lũng Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên còn được người dân nơi đây quen gọi là “thung lũng mắt trời”. 
Người Xạ Phang cũng như các dân tộc khác, con cái tự do tìm kiếm bạn đời. Sau thời gian tìm hiểu, muốn xây dựng hạnh phúc gia đình, người con trai sẽ rủ người con gái về nhà mình và cử em gái (thường là em gái ruột hay em họ) vào ở cùng để bầu bạn với cô gái.
Đối với con gái người Xạ Phang, đám cưới có ý nghĩa vô cùng quan trọng, do đó, khi đến tuổi cập kê, người phụ nữ Xạ Phang thường tự tay thêu những món quà để dành cho người thân trong gia đình người chồng tương lai.
Đường thêu càng đẹp, hoa văn càng tinh tế, càng thể hiện được sự khéo léo của người con gái.
Đám cưới của người Xạ Phang  được tổ chức tại gia đình, có sự tham gia của các gia đình trong dòng họ, trong cộng đồng, có khi cả các gia đình khác sinh sống quanh vùng.
Trong khi người thân trong gia đình, họ hàng chuẩn bị các món ăn cho cỗ cưới…
… hoặc chuẩn bị trang phục cho buổi lễ…
… thì cô dâu sẽ ở trong phòng để chờ đợi đến giờ đẹp để chủ hôn cử hành nghi lễ cúng tổ tiên.
Trong khi chủ hôn làm các thủ tục chuẩn bị cho nghi lễ…
…chú rể sẽ  thắp hương, đốt vàng mã ở bếp lò trong nhà, ở bếp củi…
… rồi đón cô dâu ra vái lạy bàn thờ tổ tiên xin phép cho dâu về nhà mình.
Mời rượu và cám ơn các thành viên trong gia đình…
Sau khi các nghi lễ quan trọng trong lễ cưới đã xong, đôi vợ chồng trẻ sẽ lặng lẽ trở về phòng tân hôn của mình. 
Từ đây một cuộc sống mới bắt đầu, đôi vợ chồng trẻ sẵn sàng đón nhận và tận hưởng hạnh phúc, đồng thời cùng nhau vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống để xây đắp tương lai.
Thông thường, lễ cưới hỏi truyền thống của người Xạ Phang diễn ra trong hai ngày.
Phụ nữ thường ăn ở nhà dưới hoặc gian bếp để dành gian giữa cho khách đến chúc mừng.
Các món ăn trong cỗ cưới chủ yếu được làm từ thịt lợn.
Đây cũng là thực phẩm được người dân nơi đây phơi khô tích trữ dùng quanh năm.