Mark Edward Harris là nhiếp ảnh gia người Mỹ từng đoạt nhiều giải thưởng nhiếp ảnh: CLIO, ACE, Aurora Gold, IPA và danh hiệu Nhiếp ảnh gia của năm- Giải thưởng Spider Black & White. Ông là tác giả của những cuốn sách ảnh: Master Photographers and Their Work (Những bậc thầy nhiếp ảnh và tác phẩm), The Way of the Japanese Bath(Đi tắm ở Nhật Bản), Wanderlust (Rong ruổi), Inside North Korea (Bên trong Triều Tiên), Inside Iran (Bên trong Iran)... Những bức ảnh của ông xuất hiện trên nhiều tờ báo và tạp chí nổi tiếng thế giới như The Times, New York Times, Los Angeles Times, hay các tạp chí Vogue, Elle, Life, Bazaar Harper…

 with_nick_ut_jklv.jpgMark Edward Harris (trái) và Nick Ut tại Hồ Gươm- Hà Nội (12/2014)
Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, Mark Edward Harris đã trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV.VN.

PV:
 Đã vài lần thăm Việt Nam, đi nhiều nơinhưHà Nội, TP.HCM, Sa Pa, Hội An..., ôngthíchcuộc sống ở nơi nào, vùng núi phía Bắc hay đồng bằng sông Mê Kông? Mark Edward Harris:Trong chuyến đi đầu tiên của tôi đến Việt Nam vào năm 1992, tôi đã thăm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Sài Gòn và Mỹ Tho. Đó là một chuyến đi tuyệt vời, đã giúp tôi có phóng sự ảnh lớn đầu tiên được chú ý thuộc dạng phóng sự ảnh du lịch.

Tôi quay trở lại Việt Nam năm 2000 với người bạn tốt của tôi- nhiếp ảnh gia Nick Út, để làm một phóng sự nhân dịp Việt Nam kỷ niệm 25 năm thống nhất đất nước. Lần đó tôi vào Sài Gòn rồi cùng Nick Út đi Trảng Bàng, nơi Nick Ut chụp tấm ảnh nổi tiếng mang lại cho anh Giải thưởng Báo chí Pulitzer, tấm ảnh  “Cô bé Napal”, chụp cô bé Kim Phúc bị bỏng khắp người đang chạy trốn khi làng quê của cô ấy bị bom Napal năm 1972…

Lần thứ ba tôi sang Việt Nam vào năm 2003, vẫn đi cùng với Nick và một người bạn chung của chúng tôi, nhà sản xuất phim Tim Zinnemann. Chuyến đi đó chúng tôi khám phá Hà Nội, Vịnh Hạ Long và Sa Pa. Ở Sa Pa, tôi đã thăm bản Lao Chải và Tả Van, nơi cư dân chủ yếu là người dân tộc Mông và Dáy, ấn tượng đặc biệt tuyệt vời. Phong cảnh miền núi phía Bắc thật ngoạn mục với những thửa ruộng bậc thang chạy dọc theo sườn núi trên khắp đường đi, và đỉnh Fansipan, núi cao nhất của Việt Nam.Năm 2006 tôi trở lại Việt Nam trong chuyến đi chụp hình cho hãng Coca-Cola, phục vụ chương trình tiếp thị của họ.

Trong năm 2014, tôi đã đến Việt Nam 3 lần để thực hiện những công việc khác nhau.

Lần đầu tiên vào tháng Tư, tác nghiệp nhân sự kiện hãng hàng không Cathay Pacific và Dragonair mở đường bay mới từ Hồng Kông đến Đà Nẵng. Chuyến đi này đã cho tôi cơ hội khám phá Huế một lần nữa, và thăm Hội An lần đầu tiên. Tôi cũng đã dành thời gian đi chơi golf trên sân golf Montgomerie Links nằm giữa Hội An và Đà Nẵng. Tôi cũng thăm thánh địa Mỹ Sơn- di tích 1.500 năm tuổi.Chuyến đi thứ hai của tôi năm 2014 vào tháng Mười, nhân sự kiện khai trương sân gôn The Bluffs ở Hồ Tràm, được thiết kế bởi golf thủ huyền thoại Greg Norman. Tôi đã có cơ hội phỏng vấn và chụp ảnh Greg.Trung tuần tháng 12 vừa qua tôi sang Việt Nam với nhiếp ảnh gia Nick Út, với chuyến hành trình trên tàu Uniworld River Orchird dọc sông Mekong từ Campuchia vào Việt Nam. Tôi đã có những trải nghiệm tuyệt vời khi đi trên con tàu rất đẹp được làm chủ yếu bằng gỗ tếch, khám phá cảnh đẹp Đông Nam Á. Dọc hành trình chúng tôi có những chuyến du khảo trên bờ, thăm một bến cảng du lịch ở Châu Đốc, thăm làng người dân tộc Chăm, dành một ngày ở Sa Đéc đi dọc kênh, thăm những lò gạch và nhà máy gạo.

Tôi đã chụp ảnh ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, được xây vào cuối thế kỷ 19. Ngôi nhà nổi tiếng bởi mối tình của chủ nhân nó với nhà văn Pháp Marguerite Duras- người đã sống ở Sa Đéc trong những tháng năm niên thiếu. Cuốn tiểu thuyết bán chạy của Marguerite Duras L'Amant (The Lover- Người tình), được cho là dựa trên chuyện tình của bà với ông Huỳnh Thủy Lê, con trai của một địa chủ gốc Hoa giàu có. Tôi cũng tham quan chợ nổi Cái Bè, ngắm nhà thờ theo phong cách Gothic Pháp bên bờ Chợ Nổi đó.

 Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
PV:
Ông có nói rằng khi còn nhỏ, ông từng xem qua TV những tin tức về chiến tranh ở Việt Namvà đólà một trong những lý do ông tìm đếnViệt Nam
. Những gì ông thấy ở Việt Nam có giống như trong hình dung của ông không?
 Mark Edward Harris:Tôi sinh năm 1958, vì vậy trong thời gian xảy ra chiến tranh ở Việt Nam tôi ở lứa tuổi 7 đến17. Những năm tôi còn nhỏ, mẹ tôi đi học đại học để có thể trở thành giáo viên tiểu học, cha tôi làm việc ở đài phát thanh. Tối tối, cha mẹ, tôi và anh trai tôi về nhà, ngồi trước màn hình TV ăn tối, xem Tin tức thời sự do nhà báo huyền thoại Walter Cronkite của truyền hình CBS trình bày.

Tất nhiên trong những năm đó, tin tức chiến trường tràn ngập các chương trình phát sóng. Tôi kinh hoàng bởi những cảnh hủy diệt và bị cuốn hút bởi những cảnh sinh hoạt đời thường khi xem các phóng sự nói về Việt Nam. Từ những cảnh xem trên truyền hình, tôi nghĩ phần lớn đất nước là vùng nông thôn vì hầu hết các tin tức chiến trường diễn ra ở nông thôn, ngoại trừ trận chiến Tết Mậu Thân 1968. Tôi đã rất ngạc nhiên trong chuyến đi đầu tiên sang Việt Nam năm 1992 khi nhìn thấy cuộc sống sôi động ở nhiều thành phố trên khắp cả nước.

 TP Hạ Long
PV:
Ông đã thực hiện nhữngcuốn sách ảnhnổi tiếng về Iran, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, Nhật Bản... Vậy ôngý định thực hiệnmột cuốn sách về Việt Nam khôngvà nếu có, ông sẽ chọn khía cạnh nào để phản ánh về Việt Nam?Mark Edward Harris:Tôi có khoảng hơn 10 bức ảnh đen trắng chụp từ chuyến đi đầu tiên sang Việt Nam, in trong cuốn sách ảnh thứ hai của tôi- “Wanderlust”, một cuốn sách ảnh đã đoạt vài giải thưởng.

Đến  một lúc nào đó tôi sẽ làm cuốn sách ảnh về Việt Nam. Trong hành trình mới đây dọc Mê Kông trên tàu Uniworld River Orchid, tôi đã chụp được một số tấm ảnh mới khá ưng ý ở những địa điểm mà tôi ghé thăm lần đầu.

PV:
Sang Việt Nam, ông
đã gặprất nhiều người Việt… Ông thấy họ thế nào?Mark Edward Harris:Tôi yêu Việt Nam và tôi rất ấn tượng với những người từng phải đấu tranh với một số lượng quá nhiều thế lực ngoại xâm để bảo vệ đất nước.

Chúng ta sắp kỷ niệm lần thứ 40 hòa bình lập lại ở Việt Nam, tôi cho rằng một nước Việt Nam thống nhất, có một cơ sở hạ tầng vững chắc và lực lượng lao động sẵn sàng và có khả năng, sẽ có một tương lai tươi sáng.

Tôi nhận thấy những thay đổi to lớn trong ngành du lịch kể từ lần đầu tiên sang Việt Nam cách đây hơn 2 thập kỷ. Hy vọng ngày càng có thêm nhiều người nước ngoài có cơ hội để khám phá đất nước đầy hấp dẫn này.

PV:Ông có thể chia sẻ một câu chuyện gặp ở Việt Nam thật sự gây ấn tượng mạnh với mình?
Mark Edward Harris:Lần thứ hai tôi đến Trảng Bàng với nhiếp ảnh gia Nick Út. Thăm Trảng Bàng luôn là một trải nghiệm đặc biệt khi tôi đến nơi mà một trong những bức ảnh quan trọng nhất trong lịch sử đã được chụp lại và tôi đi cùng với nhiếp ảnh gia chụp bức ảnh này.

Năm 2000, lần đầu tiên tôi đi cùng Nick Út tới Trảng Bàng, tôi có gặp anh của cô Kim Phúc, người cũng có mặt trong bức ảnh (là cậu bé ở bên trái tấm ảnh). Nay người ấy đã mất. Lần này, tôi gặp và trò chuyện với 2 người em họ của Kim Phúc, cũng có mặt trong bức ảnh (là bé trai và bé gái ở bên phải tấm ảnh).

Quay lại Trảng Bàng lần này, thấy quang cảnh khác nhiều so với 14 năm trước. Những tòa nhà mới đã mọc lên, con đường đã trở thành một xa lộ 4 làn xe. Tòa thánh Cao Đài vẫn còn đó…Tất nhiên tôi cũng có nhiều, rất nhiều những trải nghiệm tuyệt vời tại Việt Nam không liên quan gì đến ký ức chiến tranh, như du ngoạn trên Vịnh Hạ Long và sông Mekong, khám phá những ngôi làng, những thành phố mà tôi có dịp ghé thăm!

PV:Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.__________________________
Một số bức ảnh do Mark Edward Harris thực hiện tại Việt Nam:
 
 Sa Pa
 
 
 Vịnh Hạ Long
 Đà Nẵng
 Cụ bà ở Châu Đốc
 Lò gạch ở Sa Đéc