Năm nay, cam Cao Phong không chỉ được mùa mà còn được giá. Giá bán từ 30 - 80 nghìn đồng/kg tùy loại. |
Sản lượng cam, quýt Cao Phong năm 2015-2016 ước đạt trên 20.000 tấn. |
Tháng 11/2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, bước đầu chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 4 giống cam: CS1 (chín sớm 1), Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh. |
Theo các chủ vườn, bình quân mỗi ha cam cho thu nhập trên 600 triệu đồng, trừ chi phí người nông dân còn lãi bình quân 400 triệu đồng/vụ. |
Nhiều nông dân trồng cam ở Cao Phong đã sở hữu ít nhất một chiếc ô tô trong nhà. |
Sau mỗi vụ cam, những người gia nhập đội quân tỷ phủ ở Cao Phong ngày một nhiều hơn trở thành niềm mơ ước của không chỉ nông dân tỉnh nhà, mà còn của toàn quốc |
Từ chỗ chỉ là nông sản địa phương ít người biết đến, Cam Cao Phong đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng cả nước khi có nhu cầu sử dụng quả cam tươi chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. |
Giờ đây, những trái cam vàng mọng, ngọt thơm từ những đồi cam bạt ngàn của vùng đất gió Cao Phong đang tự tin vươn ra thị trường lớn. |
Kế hoạch đến năm 2017, huyện Cao Phong duy trì diện tích cam khoảng 1.500 ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 20.000 tấn, thu nhập bình quân đạt hơn 500 triệu đồng /ha. |
Tỉnh Hòa Bình đang từng bước xây dựng Bộ tiêu chuẩn canh tác thống nhất cho cam Cao Phong như Tiêu chuẩn nông sản chất lượng cao của Việt Nam (VietGap) hoặc xa hơn nữa là Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGap). |
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong Nguyễn Thế Anh trả lời báo chí cho biết: Chẳng tính đến những đại gia cam có số từ cỡ 10 tỷ. Ở điều kiện bình thường chỉ cần có 1 ha đất trồng cam cũng thu cỡ 30 tấn/ha, xấp gần tỷ đồng. |