Theo đó, tỉnh đã triển khai hàng loạt cơ chế, chính sách đồng bộ nhằm thúc đẩy du lịch – dịch vụ phát triển, trong đó xây dựng đô thị Sa Pa, thành phố Lào Cai là trung tâm du lịch – dịch vụ. Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển du lịch huyện Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Yên, Văn Bàn nhằm mở rộng không gian du lịch.

sa_pa_xqoq.jpg
Nhà thờ đá Sa Pa

Đặc biệt phát triển theo chiều sâu các chương trình liên kết phát triển du lịch, như: Hợp tác 5 tỉnh hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; hợp tác phát triển du lịch tâm linh dọc Sông Hồng Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ; Chương trình hợp tác Lào Cai – Hà Nội; Lào Cai – TP HCM; Hợp tác vùng Nouvelle – Aquitane (Cộng hòa Pháp)...

Trong quy hoạch phát triển du lịch đến 2020, tầm nhìn đến 2030, Lào Cai hướng tới phát triển 5 dòng sản phẩm du lịch chủ đạo đó là: Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng núi, du lịch tìm hiểu văn hóa các dân tộc, du lịch sinh thái, du lịch biên giới và du lịch tâm linh.

Ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai cho biết: Hợp tác liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế đã được 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng phối hợp triển khai. Đối với vùng Vân Nam, Trung Quốc thì cũng đã được khai thông những tuyến du lịch mới ví dụ như Hà Khẩu đến Sa Pa. Và các hoạt động tạo ra các sản phẩm du lịch mới như là du lịch gắn với thể thao. Với vẻ đẹp hung vỹ về thiên nhiên gắn với bản sắc văn hóa độc đáo của 25 nhóm ngành dân tộc thì Lào Cai cũng đã tạo ra rất nhiều sản phẩm du lịch độc đáo./.