1_cyds.jpg
Xăm mình đang là trào lưu của giới trẻ, nhưng từ lâu, những phụ nữ dân tộc Muun, Dai ở bang Chin, vùng núi Victoria, phía Tây Myanmar đã có hình xăm trên khuôn mặt của mình.
Nhiếp ảnh gia người Italy - Marco Giovanelli đã dành thời gian ghi lại những hình ảnh ấn tượng này của những phụ nữ Myanmar hồi tháng 3/2016.
Nguồn gốc của những hình xăm này có từ thế kỷ XI, khi những cô gái trẻ xăm mình, làm biến dạng khuôn mặt của họ để không bị vua bắt về.
Theo tìm hiểu của nhiếp ảnh gia: "Truyền thuyết kể rằng một vị vua cổ đại luôn để mắt tới những cô gái trẻ đẹp để bắt về làm nô lệ. Để thoát khỏi ánh mắt háo sắc của nhà vua, các cô gái đã tự khiến mình trở nên xấu xí".
"Bây giờ, đó là định nghĩa của họ về vẻ đẹp và họ rất tự hào về khuôn mặt có hình xăm khi đứng trước những người đàn ông", nhiếp ảnh gia cho biết.
Khi một cô gái Chin đạt đến tuổi dậy thì, từ 12 và 14, được coi là đủ tuổi để xăm như một dấu hiệu của sự trưởng thành.
Những hình xăm được tạo nên từ kim gai và mực được làm từ hỗn hợp gồm bồ hóng, mật bò, nhựa cây và mỡ lợn.
Từ năm 2011, tục xăm mặt ở phụ nữ đã bị chính quyền Myanmar nghiêm cấm. Cùng với quan niệm thẩm mỹ thay đổi, ngày nay, người ta chỉ nhìn thấy hình xăm trên mặt ở những phụ nữ lớn tuổi.
Chính quyền Myanmar đã dùng mọi biện pháp để thủ tiêu tục xăm mặt này. Những cô gái trẻ nào bị phát hiện xăm mặt sẽ phải nộp khoản tiền phạt lớn tương đương giá trị với một nửa con bò.
Có thể nói, những phụ nữ lớn tuổi còn hình xăm trên mặt là những phụ nữ xăm mặt cuối cùng ở nước này.
Họ cũng là những người thay đổi quan niệm về cái đẹp của nhiếp ảnh gia.
Giovanelli thêm rằng ông đã "không gặp ai tốt bụng, hào phóng và thân thiện hơn những người phụ nữ tộc Chin".
Những người phụ nữ ở đây cũng thường xuyên hút tẩu.
Khuôn mặt chằng chịt hình xăm.
Khuôn mặt xăm chi chít chấm đen của phụ nữ dân tộc Dai.