Nhà thờ Cứu chúa Thượng huyết (Xpam Cпа́са-на-Крови́) là một nhà thờ đẹp tưởng chỉ có trong truyện cổ tích. Theo nhận xét của nhiều người, so với nhà thờ lớn Vasily Blazhenny (храм Василия Блаженного) với mái vòm hình củ hành ở Hồng trường (Moscow), Nhà thờ này còn đẹp hơn nhiều lần.

Nhà thờ Cứu chúa Thượng huyết này được Sa Hoàng Aleksandre III quyết định xây dựng ngay ngày hôm sau khi cha ông – Sa hoàng Aleksandre II bị ám sát (01/03/1881) ở đúng vị trí nhà vua đã bị thương và qua đời. Công trình bắt đầu được xây dựng vào năm 1883 và hoàn thành vào năm 1907 nhờ kinh phí đóng góp từ mọi miền đất nước Nga.

nt_ngoai_rqlg.jpg Nhà thờ Cứu chúa Thượng huyết là một công trình tuyệt mỹ của các họa sĩ Nga tài ba

Nhà thờ này nằm cách Bảo tàng Hermitage (Cung điện Mùa Ðông) không xa. Nhà thờ có mặt ngoài và các mái vòm củ hành được sơn vẽ nhiều màu sắc rực rỡ có lối vào, lối ra riêng. Đây được coi là kiệt tác tôn giáo là một báu vật bên sông Neva. Nhưng nếu bước vào bên trong thì có lẽ bất kỳ ai cũng phải sững sờ bởi sự lộng lẫy, sang trọng của nó, đồng thời không thể không cảm phục sự sáng tạo vô cùng vĩ đại của con người.

Nhà thờ Cứu chúa Thượng huyết được xây dựng theo phong cách Nga cổ, có chín mái vòm với kiến trúc độc đáo và trang trí vô cùng cầu kì. Các bức tường và mái vòm bên trong nhà thờ được trang trí bằng những mảnh ghép. Còn tất cả các bức tường, các cột đều là các bức tranh mosaic màu sắc tươi sáng, đường nét tinh xảo, hài hòa đến mức tuyệt mỹ được khảm bằng các vật liệu quý là những câu chuyện về các Thánh và về Kinh Thánh. Các tường và vòm cũng là các bức tranh sơn màu tươi sáng, vô cùng rực rỡ làm choáng ngợp người xem. Tổng diện tích tranh mosaic trong nhà thờ lên tới 750 mét vuông.

Phần điện chính được dát vàng xa hoa, đối diện với phần điện chính qua mái vòm lớn của nhà thờ là nơi tưởng niệm nơi vua Alexandre II.

Từ năm 1917, nhà thờ này bị đóng cửa. Năm 1970, Chính phủ Liên Xô cũ quyết định trùng tu lại nhà thờ. Sau 27 năm trùng tu, ngày 19/08/1997, Nhà thờ cứu chúa Thượng huyết đã mở cửa trở lại cho dân chúng tham quan.

Một số hình ảnh Nhà thờ Cứu chúa Thượng huyết ở Saint Petersbourg:

Nhà thờ Cứu chúa Thượng huyết là một báu vật bên sông Neva
 
Trong số các điểm đến hấp dẫn nhất ở nước Nga, Nhà thờ Cứu chúa Thượng huyết chiếm vị trí thứ nhất, vượt cả Nhà thờ St. Basil nằm trên Quảng trường Đỏ ở trung tâm thủ đô Moscow.

Bước vào bên trong nhà thờ, bất kỳ du khách nào cũng phải sững sờ bởi sự lộng lẫy, sang trọng của nó.

Các bức tường, cột bên trong đều là các bức tranh mosaic màu sắc tươi sáng, đường nét tinh xảo, hài hòa đến mức tuyệt mỹ...
... với những câu chuyện về Thánh và các tích trong Kinh Thánh
 

 
 

Có nhiều huyền thoại liên quan tới nhà thờ này. Ví dụ, đó là sự trùng hợp kỳ lạ của các con số: Nga hoàng Alexander II sinh năm 1818 và qua đời năm 1881, chiều cao mái vòm thứ nhất của nhà thờ là 81 mét, còn chiều cao của mái vòm thứ hai là 63 mét. Con số này trùng với tuổi thọ của ông là 63 tuổi.

 
Tổng diện tích tranh mosaic trong nhà thờ lên tới 750 m2.
 

 

Cả không gian nhà thờ rực rỡ, chói lòa bởi các bức tường nhà thờ và trên vòm cũng là các bức tranh sơn màu sáng.

 
   
Mờ ảo khi chiều dần buông màu tím...

Lung linh về đêm
Đẹp như trong cổ tích giữa mùa đông tuyết trắng.