Dinh Vạn Thuỷ Tú có từ  năm 1762, là biểu tượng của tín ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân Bình Thuận. Nơi đây lưu giữ bộ xương cá Ông lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á. 

Từ xa xưa, theo tín ngưỡng của ngư dân, cá voi được tôn là ông Nam Hải hay Nam Hải Đại tướng quân, về sau vua Gia Long sắc phong là Nam Hải Cực tộc Ngọc Lân Tôn thần.

Khi trời giông bão, cá Ông đã tựa vào thuyền của ngư dân, che chắn cho thuyền khỏi bị sóng to gió lớn nhấn chìm. Khi Ông lụy (chết), làng vạn làm tang lễ, thờ tự ở Dinh.

Truyền thuyết dân gian kể lại rằng sau khi xây xong Dinh Vạn có một Ông rất lớn trôi dạt vào bờ phía trước Dinh. 
Ngư dân vạn Thủy Tú và các Vạn khác được huy động để đưa Ông vào mai táng trong khuôn viên của Dinh Vạn thủy Tú. 

Vì Ông quá lớn (dài 22m, nặng 65 tấn) nên phải đến 2 ngày sau mới đưa Ông vào bờ để mai táng được.

Cá Ông- Voi lưng xám tên khoa học là balaenoptera physalus
Bộ cốt được Viện Hải dương học Việt Nam phục chế và lắp ráp, dùng khung inox để đỡ
Qua trên 200 năm, Vạn Thủy Tú có 3 tẩm với trên 100 bộ cốt Ông được lưu thờ.
vov__cot_ca_ong8b_hfcl.jpg
Trong đó có hàng chục bộ côt lớn.
Có những bộ cốt cá Ông Voi có niên đại trên 150 năm.
Một tẩm- nơi lưu giữ, thờ tự cốt Cá Ông