vov_1_nvlf.jpg
 Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Trung tâm bảo tồn di tích Huế lại tổ chức lễ dựng cây nêu (Thượng Nêu) tại Thế Miếu và điện Long An. Hoạt động này góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của vùng đất cố đô.
 Cây Nêu là cây tre loại tre đực, cao, to và khỏe. Treo trên cây Nêu là ấn tín, bút lông, đoản kiếm  ....
 Theo Vĩnh Cao, nhà nghiên cứu triều Nguyễn, trong thời quân chủ phong kiến triều Nguyễn, dưới các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, lễ dựng nêu được tiến hành vào ngày 25 tháng Chạp hàng năm. 
Từ các triều vua Tự Đức về sau, lễ dựng nêu được tổ chức vào ngày 30 tháng Chạp. 
Cũng với mục đích như trên, nhưng trong giai đoạn này, lễ dựng cây nêu còn mang ý nghĩa biểu trưng cho một vương quyền. 
Vì thế mà ta tìm thấy các ấn triện cũng được cất đựng trong chiếc giỏ lồng treo ở đỉnh nêu.
 Lễ dựng nêu uy nghiêm và phải là viên quan hàm “Tam phẩm” trở lên mới được nhận chỉ dụ của nhà vua để ra đứng chủ lễ. 
Ngày nêu lên, Triều đình thường cho bắn súng lệnh từ Kỳ Đài để cáo với đất trời. Tiếng súng lệnh dứt, từ khắp các huyện, phủ và triều đình để nghỉ ngơi sau một năm lao động nhọc nhằn để ăn Tết, chơi Xuân.
Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, phục dựng lại nghi thức lễ dựng nêu là nhằm giữ lại một nét đẹp trong bản sắc văn hoá truyền thống - Tết của người Việt, đồng thời góp phần tạo không khí Tết ấm áp ở khu vực đền miếu, cung điện trong những ngày chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thiêng liêng này.
Các lính ngự lâm khiêng nêu tiếp tục rước qua điện Long An.
Cây nêu được làm bằng cây tre đực khỏe mạnh cao hơn 15m và được trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế mang về từ vùng ngoại ô.
Hai vị quan đang chuẩn bị dải lụa hồng để buộc lên nêu.
Ấn treo nêu được đựng trong khay lụa một cách trang trọng trước khi treo lên cây nêu.
Ở mỗi cây Nêu đều có một cái lồng đèn để xua đuổi ma quỷ.
Trong lễ dựng nêu mọi người làm lễ đều mặc lễ phục ngày xưa.
Cây Nêu đã được dựng lên trong sân Hiển Lâm Các.
Rước nêu đi về điện Long An, xa xa là điện Thái Hòa nơi nhà vua ngày xưa thường bàn chính sự với quần thần.
Cây nêu thứ 2 được dựng trong sân của điện Long An, nay là Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.