Ông Đàm Xuân Thành: Tại khu vực có nguy cơ cao, cơ quan chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm và gia cầm trên 61 chợ dương tính cúm A/H5N1. Số thủy cầm là gần 6% nhiễm virus cúm A/H5N1. Nguy cơ tiềm ẩn rất cao.
Ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y |
Hiện nay, thời tiết đang chuyển mùa biến đổi, trước và sau Tết nguyên đán việc vận chuyển buôn bán gia cầm đang tăng cao. Bên cạnh đó, chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu an toàn sinh học. Đây là nguồn gốc lây bệnh trong thời gian qua. Cụ thể là ở các tỉnh: Bắc Ninh, Nam Định, Kon Tum, Khánh Hòa…
Ông Đàm Xuân Thành: Virus cúm A/H5N1 gây bệnh trên gia cầm có triệu chứng lâm sàng rất rõ ràng nên có thể nhận biết dấu hiệu này. Tuy nhiên, trên đàn gia cầm, cụ thể là gà và bồ câu nhiễm virus A/H7N9 không biểu hiện ra bệnh, có độc lực rất cao khi lây lan sang người dễ dẫn tử vong. Do vậy, việc phát hiện rất khó. Chính vì vậy, cần triển khai những biện pháp ứng phó khẩn cấp tránh lây lan.
Chúng ta phải thực hiện quyết liệt Đề án 2088 và đặc biệt là ngăn cấm mọi hình thức nhập khẩu, vận chuyển buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc ở vùng miền núi phía Bắc.
Tăng cường giám sát tại các nơi tập trung gia cầm trọng điểm như: Chợ, khu chăn nuôi tập trung để sớm phát hiện nguồn bệnh.
Đến thời điểm này, kết quả cho thấy 17.000 mẫu chưa phát hiện nhiễm virus cúm A/H7N9.
Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã ban hành Kế hoạch ứng phó khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm có lây lan sang người.
Ông Đàm Xuân Thành:Theo chỉ đạo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Cục Thú y đã thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương; thành lập 8 Đội ứng phó nhanh để xử lý khi phát hiện virus cúm A/H7N9.
Nhiệm vụ các đoàn là phải tăng cường tần suất lấy mẫu xét nghiệm ở khu vực có nguy cơ cao như: tụ điểm buôn bán, cửa khẩu…
Trước đây 2 tuần/lần, nhưng bây giờ tăng cường lấy mẫu 2 lần/tuần, nhằm kịp thời phát hiện đàn gia cầm nhiễm bệnh.