1. Đừng làm cho con xấu hổ vì sợ
Hãy thừa nhận những cảm xúc của con, đừng phán xét một cách tiêu cực bởi điều đó sẽ càng làm con cảm thấy bất an và nhút nhát hơn, thay vào đó hãy giúp con cảm thấy tốt hơn về bản thân. Nhờ những điều này mà khi lớn lên con bạn sẽ có khả năng đồng cảm với người khác, sẽ giúp bé phát triển kỹ năng xã hội và liên kết tốt hơn với mọi người.
2. Đồng cảm với nỗi sợ hãi của con
Hãy kể cho con nghe bạn cũng đã từng sợ hãi và đã chiến thắng với nổi sợ hãi bằng lòng dũng cảm như thế nào, điều này có thể là sự thật bạn đã trải qua, cũng có thể là bạn tưởng tượng ra để giúp con có lòng tin và cảm thấy mình được đồng cảm rằng bố mẹ cũng đã từng sợ hãi như mình. Sau đó hãy hướng dẫn con cách vượt qua. Nếu con bạn sợ xuống nước học bơi thì bạn hãy cùng xuống nước với bé, kể cho con nghe bạn đã từng rất sợ nhưng vẫn can đảm vì không muốn thua kém bạn bè, cuối cùng bạn đã trở thành một người bơi giỏi nhất trong nhóm rồi hướng dẫn cho con cách bạn đã học, đã thành công, chắc chắn con sẽ có niềm tin hơn và chiến thắng được nổi sợ hãi ban đầu.
3. Không cố thay đổi con của bạn
Mỗi đứa trẻ có cá tính riêng, có trẻ dạn dĩ, hướng ngoại trong khi nhiều bé thích sự yên tĩnh, hướng nội. Hãy khuyến khích bé cởi mở hơn trong giao tiếp và bớt dần sự nhút nhát. Tuy nhiên cần làm điều này từ tốn, thận trọng từng bước thay vì cố gắng nhằm thay đổi tính cách con của bạn qua một đêm hoặc trong một tuần. “Dục tốc bất đạt” và đôi khi hành vi thúc đẩy của bạn vô tình gây ảnh hưởng tâm lý trẻ.
4. Luyện cho con lòng dũng cảm
Hãy cho bé xem chuyện ca ngợi lòng dũng cảm và động viên khi có lòng dũng cảm, bé cũng sẽ mạnh mẽ như thế, sẽ thành công tất cả. Hãy nói cho bé hiểu, khi có lòng dũng cảm, bé sẽ không sợ bất cứ một điều gì nữa. Tuy nhiên, bạn cần nói rõ sự khác biệt giữa lòng dũng cảm và liều lĩnh để bé không bị nhầm lẫn.
5. Nói cho con hiểu bố mẹ luôn ở bên
Để giúp con chiến thắng nổi sợ hãi, bạn hãy tạo ra một bầu không khí gia đình ấm cúng, để bé luôn cảm thấy mình được yêu thương, để bé tin rằng bất cứ lúc nào trong lúc gặp khó khăn thì cũng có ba mẹ sẵn sàng che chở và bé không sợ hãi bất cứ điều gì nữa.
6. Khuyến khích con làm những điều mới
Đôi khi những điều bé chưa từng trải qua, chưa từng làm lại khiến cho chúng sợ hãi, để chiến thắng được nổi sợ hãi, bố mẹ cần khuyến khích các bé đối mặt với những việc đó. Mỗi lần bé vượt qua được giới hạn của bản thân hay thực hiện một việc mà chúng chưa từng làm sẽ giúp gia tăng sự dũng cảm về mặt lí trí thì bé sẽ thích thú hơn. Nếu thực hiện được những điều này thì bố mẹ phải thường xuyên ở bên cạnh để giúp đỡ con mình.
7. Đừng tạo áp lực cho trẻ
Nếu con bạn không muốn tham gia một lớp học hoặc chơi với một số trẻ em, không nôn nóng thúc đẩy họ. Trẻ em nhút nhát luôn tránh làm bất cứ điều gì mà làm cho chúng cảm thấy không thoải mái. Nếu bạn đẩy đứa trẻ nhút nhát của bạn vào tham gia một lớp học mới chúng sẽ không cảm ơn bạn. Thậm chí, trẻ sẽ cảm thấy tổn thương vì nghĩ rằng bạn không quan tâm đến cảm xúc của chúng.
8. Tạo điều kiện cho con được khám phá bản thân
Nếu như con bạn thường xuyên ở trong trạng thái sợ hãi, hãy xem xét đến việc có thể bé đang có những nỗi sợ ở bên trong cần được thể hiện ra ngoài. Khi trẻ trải nghiệm một điều gì đó đáng sợ và không cảm thấy an toàn, ban đầu những cảm xúc này thường bị bé tự dồn nén lại.
Tuy nhiên về mặt tự nhiên cơ thể của con người lại luôn có thể cảm nhận được những sự sợ hãi này và khiến cho chúng luôn trực chờ được thoát ra ngoài, chính vì thế lúc nào bé cũng cảm thấy hồi hộp. Nếu như con bạn gặp phải tình trạng này, hãy cho bé cơ hội để chơi những trò chơi có tính kích thích một chút, như là chơi tàu lượn trên không, tất nhiên là phải dưới sự bảo vệ của bạn.
Và khi bé đã cảm thấy đủ an toàn để bộc lộ sự sợ hãi của mình ra thành nước mắt, hãy đón nhận chúng. Điều này về lâu dài sẽ giúp bé có thể đối phó một cách tự nhiên với sự nhút nhát của mình và trở nên bạo dạn, linh hoạt hơn./.