Sáng 10/9, cơ quan quản lý CITES (Cơ quan đại diện cho Việt Nam thực hiện Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) phối hợp cùng WCS (Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã- một tổ chức phi chính phủ ở Mỹ) đã tổ chức buổi tọa đàm về vấn đề buôn bán sừng tê giác, bảo vệ động vật hoang dã, tại khách sạn Fortuna, Hà Nội.

Theo thống kê của CITES, tình hình săn bắn, buôn bán trái phép xuyên biên giới các loài thuộc CITES ngày càng gia tăng, trong đó đặc biệt là ngà voi, sừng tê giác và hổ (riêng tê giác, tốc độ săn bắn trái phép tăng rất nhanh từ khoảng xung quanh chục cá thể/năm vào trước năm 2008 và đã lên trên 600. 6 tháng đầu năm 2013 đã có trên 600 cá thể tê giác bị giết hại). Mà nguyên nhân chính là do hình phạt xử lý đối với loài tội phạm buôn bán trái phép này còn nhẹ. Thậm chí, nhiều tổ chức quốc tế còn cho rằng Việt Nam trở thành một trong những điểm trung chuyển và buôn bán trái phép mẫu vật các loài nguy cấp, quý, hiếm lớn nhất trên thế giới và khu vực Đông Nam Á.

%c4%91%e1%ba%a1i%20di%e1%bb%87n.jpg
Trung bình một ngày có 2 con tê giác bị giết hại trên thế giới 

Bà Khương Thị Minh Hằng – Phó vụ trưởng vụ 1 (Viện kiểm sát nhân dân tối cao) chia sẻ, từ năm 2004 đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 20 vụ buôn bán vận chuyển trái phép sừng tê giác và ngà voi, thu giữ 100kg sừng tê giác và hàng nghìn ngà voi. Theo bà Hằng, việc xử lý những vụ án tại địa bàn trọng điểm gây khó khăn bởi những nguyên nhân: Chưa có văn bản qui định cụ thể về thế nào là “số lượng lớn, rất lớn” hoặc “hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, Chưa có các cơ quan chức năng giám định chuyên môn với các mẫu vật phẩm từ ngà voi và tê giác, Do sừng tê giác và ngà voi là mặt hàng cấm nên không có qui định về giá, trong đó việc định giá khi xử lí vụ án lại là một trong những căn cứ quan trọng để định hình khung phạt, Không có sự thống nhất trong các qui định pháp luật đối với việc xử lý vật chứng là vật phẩm có nguồn gốc từ ngà voi và sừng tê giácNhìn nhận sừng tê giác dưới góc độ khoa học, GS. TS Nguyễn Lân Dũng cho biết, sở dĩ sừng tê giác được ưa chuộng trên thị trường bởi được đồn đoán là chữa được ung thư và nhiều bệnh khác. Nhưng sự thật những lời đồn đoán đó đều không có căn cứ. “Theo lương y Trần Văn Quảng, sừng tê giác tính lạnh, nam giới thuộc nhiệt tính (tính nóng), khi uống sừng tê giác cùng rượu, nóng lạnh xung khắc nhau có thể dẫn đến tắc tử. Trường hợp nhẹ, dùng nhiều sừng tê giác tính lạnh có thể gây mất năng lượng tự nhiên, mất hỏa tự nhiên trong người, gây liệt dương”- GS Nguyễn Lân Dũng nói. Giáo sư cũng nhấn mạnh, trong thực tế đã có những trường hợp dùng sừng tê giác bị phản ứng dị ứng và nhiễm độc.

Bà Naomi Doak, Điều phối chương trình Đông Nam Á và tiểu vùng sông Mê kông của TRAFIC,  trong bài trình bày khảo sát về lượng người dùng sừng tê giác, cho biết, có tới 85% người Việt Nam nói là đã sử dụng và sẽ sử dụng trong tương lai. Phụ nữ dùng sừng tê giác để làm đẹp, đàn ông dùng sừng tê giác để khẳng định vị thế, phô trương sự giàu có. Theo bà Naomi, đấy là những hành động không thể chấp nhận được. “Trung bình mỗi ngày trên thế giới có 2 cá thể tê giác bị giết hại và tình trạng này không sớm chấm dứt loài động vật quý hiếm này sẽ vĩnh viễn tuyệt chủng”- bà Naomi trình bày.

Kết thúc buổi tọa đàm là buổi thảo luận nhóm: Ngòi bút- vũ khí chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật, nhằm giúp cho người tham sự, và các vị khách mời hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, sự thiết thực của truyền thông trong việc bảo vệ động vật hoang dã.

Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam nhấn mạnh: “Chúng tôi tổ chức buổi tọa đàm với mong muốn có thể nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về động vật hoang dã và bảo vệ động vật hoang dã. Ngoài ra, cũng qua buổi tọa đàm này, mong rằng việc tuyên truyền đi đúng hướng. Thực tế cho thấy, có những khi truyền thông gây ra hiệu quả ngược. Ví dụ có những bài báo viết về động vật hoang dã lại khiến cho việc săn bắn động vật càng bị săn bắn nhiều hơn vì người đọc lóa mắt về công dụng, hoặc việc buôn bán kiếm lời từ động vật hoang dã. Cần chia sẻ thông tin đúng đắn, thiết thực để việc bảo vệ động vật hoang dã”./.