1_whkk.jpg
Nếu ở miền Bắc có rượu nếp thì ở miền Trung, Tết Đoan ngọ lại không thể thiếu được bánh ú tro (miền Bắc gọi là bánh gio). Bánh ú tro được chế biến từ 2 nguyên liệu chính là gạo nếp và nước tro. Cắt từng miếng bánh nhỏ, chấm vào bát mật mía màu vàng óng, thơm phức để thưởng thức sự hòa quyện ngọt mát hấp dẫn này.
Rượu nếp (hoặc nếp cẩm) không thể thiếu đối với bất cứ gia đình nào trong ngày Tết Đoan ngọ. Sáng mùng 5/5 âm lịch, tất cả mọi người sau khi vệ sinh cá nhân đều cùng nhau ăn một chút cơm rượu nếp với mong muốn và niềm tin sẽ đẩy lùi được mầm bệnh trong cơ thể.
Hoa quả là món đồ không thể thiếu trong mâm cơm cúng hàng ngày của mỗi gia đình người Việt. Cùng với bánh tro và cơm rượu nếp, người Việt càng không thể quên được được món "vật phẩm" là hoa quả này trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Nếu như thịt vịt là món ăn bị kiêng kỵ ăn vào những ngày đầu tháng thì nó lại rất được ưa chuộng trong ngày tết Đoan Ngọ. Cũng bởi quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh mà thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể được lựa chọn làm món chính trong ngày này.
Tháng 5 là thời điểm mà các loại hoa trái mùa hè bắt đầu vào mùa. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là các loại trái cây có vị chua chua như mận, vải, xoài… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người ta còn biến tấu một số món ngon khác từ nếp cẩm như xôi nếp xẩm, chè nếp cẩm, sữa chua nếp cẩm, chè chuối nếp cẩm.
Chè kê là món ăn đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ.
Khác với người Kinh có cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt, đặc sản Tết Đoan Ngọ của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) là món bánh khúc. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen. Bánh khúc có hình thù và cách làm gần giống bành dày