1_grzh.jpg

 “Tháng cô hồn” hay còn gọi là tháng “xá tội vong nhân” là 1 tín ngưỡng dân gian rất được người Việt coi trọng.

Nhiều người thường mang lễ vật tới chùa nhờ nhà chùa tụng kinh niệm Phật cầu mong bình an, hạnh phúc.

Chùa Cầu Đông, trên phố cổ Hàng Đường, Hà Nội người dân bày lễ vật “cúng cô hồn” trước cổng chùa trong một ngày tháng 7 âm lịch.

Đồ cúng cô hồn là đồ chay, gồm những loại cơ bản như: Muối, gạo, Cháo trắng hay là cơm vắt, đường thẻ, giấy áo, giấy tiền, mía, bánh, kẹo, tiền mặt, bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, hoa quả, nước…

Hằng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào.

Một người đàn ông đang thành tâm làm lễ trước bàn thờ phật ở chùa Cầu Đông.
Điều quan trọng nhất là sự thành tâm.

Những lễ vật mang tính tượng trưng và được người dân chuẩn bị rất chu đáo.

Tuỳ vào điều kiện mỗi người có thể thu xếp thời gian để “cúng cô hồn”, người cúng ban ngày, người cúng buổi tối.

Một lễ cúng cô hồn ngay tại vỉa hè.

Lễ vật cũng khá đơn giản nhưng vẫn có những thứ chính như bỏng gạo, cháo trắng, tiền vàng mã…

Nhà hộ sinh B trên phố Lò Đúc, thường được gọi là “Cây đa nhà bò”, nơi đây hằng ngày vẫn có người đến “cúng cô hồn” cho những sinh linh bé nhỏ không may mắn được thành người.

Đồ cúng để ngay trên vỉa hè, sát lòng đường.

Nhiều người cúng ngay tại nhà.

Một du khách nước ngoài tò mò lấy điện thoại chụp lại cảnh người dân đang làm lễ cúng cô hồn ở chùa Cầu Đông trên phố Hàng Đường, Hà Nội./.