Sử dụng đồ dùng bằng vải thay vì bằng giấy

Chuyển từ những đồ dùng bằng giấy sang vải là một cách tuyệt vời để giảm rác thải trong nhà bếp. Tất cả những gì bạn phải làm chỉ đơn giản là ngừng mua khăn giấy/khăn ăn và thay thế chúng bằng khăn vải có thể tái sử dụng. Bạn có thể tái sử dụng từ khăn mặt, khăn tắm cũ hoặc mua khăn mới và khăn này có thể tái sử dụng rất nhiều lần.

Mua thực phẩm số lượng lớn

Một cách khác để giảm rác thải trong nhà bếp là mua thực phẩm với số lượng lớn thay vì số lượng nhỏ. Hãy chọn những loại thực phẩm mà gia đình bạn ăn thường xuyên và có thể bảo quản để sử dụng lâu dài được, sau đó mua với số lượng lớn nhất mà bạn cần. Mua số lượng lớn giúp giảm bớt túi/hộp đóng gói và giúp bạn tiết kiệm tiền. Nếu bạn muốn giảm rác thải hơn nữa thì bạn có thể tự mang túi/lọ của mình khi đi mua thực phẩm tại cửa hàng và sẽ không tạo ra bất cứ rác thải nào.

Mang theo túi khi đi mua hàng

Cách tuyệt vời để giảm bớt sử dụng túi nilon là mang theo những chiếc túi có thể tái sử dụng khi bạn đi mua sắm. Thêm vào đó, hãy tự thỏa thuận với bản thân rằng không nhận bất cứ một chiếc túi nilon nào khi đi mua hàng trừ khi nó thực sự cần thiết. Nếu bạn mang theo túi nilon về nhà, hãy nhớ mang chúng trở lại các cửa hàng để tái chế hoặc sử dụng chúng làm túi đựng rác thay vì mua mới.

Tái chế và tái chế rác thải

Để giảm rác thải trong nhà bếp, hãy tái chế rác thải càng nhiều càng tốt. Hầu hết mọi người đều biết rằng những thứ như giấy, bìa cứng, thủy tinh và một số chất dẻo khác có thể tái chế được. Nhưng hãy thử nghiên cứu và tìm những thức khác cũng có thể tái chế. Ví dụ như hộp đựng đồ ăn, nước uống như hộp sữa, nước trái cây, bánh kẹo cũng có thể tái chế thành các sản phẩm giấy khác để đựng súp, sữa, nước trái cây, nước ép, kem, đậu nành hoặc chúng có thể tái chế thành vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và không có hóa chất. Và khi bạn đã tìm ra cách tái chế rác thải trong nhà bếp, bạn có thể tiến thêm một bước nữa là chọn các sản phẩm được đóng gói bằng vật liệu tái chế, thân thiện với môi trường hoặc những sản phẩm có thể tái sử dụng, tái chế hoặc phân hủy sinh học.

Chỉ mua những gì bạn cần

Trong thời đại mua sắm dễ dàng như hiện nay, bạn có thể mua bất cứ loại thực phẩm bạn cần bất cứ lúc nào và rất dễ mua nhiều hơn lượng bạn cần. Nhưng cách mua sắm khôn ngoan là hãy rèn luyện tính tự kiềm chế bản thân và chỉ mua những thứ bạn cần và chắc chắn sẽ dùng để tránh lãng phí lại tiết kiệm tiền. Bạn nên lên kế hoạch cho bữa ăn dựa trên những thực phẩm có sẵn trong nhà bếp và sau đó chỉ mua thêm những thực phẩm còn thiếu. Ngoài ra, đừng mua sắm khi bạn đang đói hoặc đang xúc động vì có thể bạn sẽ mua rất nhiều thứ không cần đến.

Bảo quản thực phẩm trong hộp đựng có thể tái sử dụng

Hẳn bạn đã quen với việc sử dụng túi nhựa, túi giấy bạc và túi có khóa zip. Tuy nhiên, bạn hãy xem xét đến các cách bảo quản thực phẩm khác thay thế những loại bao bì đựng này để giảm lượng rác thải trong nhà bếp. Bạn hãy sử dụng các lựa chọn thay thế như lọ, màng bọc, túi và hộp đựng có thể tái chế để bảo quản thực phẩm trong gia đình bạn.

Tự trồng thực phẩm cho gia đình bạn

Một cách tuyệt vời khác để giảm lượng rác thải trong nhà bếp là tự trồng rau củ quả cho bữa ăn nhà bạn. Việc tự trồng thực phẩm hầu như không tạo ra rác thải và mang lại những sản phẩm tươi ngon, tốt cho sức khỏe và đúng mùa để cung cấp cho gia đình bạn bữa ăn ngon, bổ dưỡng.

Đa dạng cách bảo quản thực phẩm

Một mẹo khác đi kèm với việc tự trồng thực phẩm là đa dạng cách bảo quản thực phẩm bạn tự trồng để vừa giảm rác thải lại tiết kiệm chi tiêu. Ví dụ, bạn thu hoạch được một rổ dưa chuột tươi từ vườn thì hãy biến chúng thành món dưa chuột muối chua. Hay nếu bạn thu hoạch được nhiều cà chua, thì hãy học cách làm nước sốt, nước ép cà chua. Đóng hộp, sấy khô, lên men và đông lạnh là những cách tuyệt vời để bảo quản những gì bạn trồng và giảm rác thải. Luôn đảm bảo thực hiện quy trình đóng hộp và bảo quản một cách an toàn để đảm bảo an toàn cho gia đình bạn khi ăn những thực phẩm đó.

Tặng hoặc trao đổi thực phẩm

Bạn có thể tặng, quyên góp hoặc trao đổi những thực phẩm bạn không cần hoặc có quá nhiều. Chẳng hạn, bạn đã nấu một món ăn quá nhiều thì có thể chia nó cho người thân hoặc hàng xóm của bạn. Hay bạn trồng rất nhiều rau quả thì có thể đổi với người hàng xóm nuôi gà để lấy trứng gà. Hãy tặng, quyên góp, trao đổi hoặc bán những thực phẩm bạn có nhiều hoặc không cần đến thay vì để chúng lãng phí và biến thành rác thải./.