Nhiều cha mẹ không nhận ra rằng việc dạy trẻ về những nguyên tắc đạo đức và quy tắc ứng xử, cho trẻ điều kiện giáo dục tốt nhất có thể giúp trẻ được “dạy dỗ tốt” nhưng có thể không giúp trẻ biết “cư xử tốt”. Đó là bởi vì trẻ thường học bằng cách làm theo những gì cha mẹ làm. Do đó, để giúp con biết cư xử đúng mực, cha mẹ cũng phải cư xử tốt trước mặt con cái. Dưới đây là những điều cha mẹ cần làm để nuôi dạy con thành người biết cư xử tốt.
1. Nói chuyện với mọi người bằng sự tôn trọng
Là cha mẹ, bạn sẽ tự hào và hạnh phúc khi thấy con cái thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi, họ hàng, bạn bè và những người xung quanh. Nhưng dạy dỗ con thể hiện sự tôn trọng mà cha mẹ không thực hiện điều đó sẽ không bao giờ mang lại hiệu quả. Trẻ có thể không nói chuyện với người lớn một cách tôn trọng và sẽ không hiểu được tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác. Hơn nữa, có khả năng con cái cũng không thể hiện sự tôn trọng với bố mẹ.
Trong trường hợp đó, hãy đảm bảo rằng bạn đang tôn trọng bạn đời và những người hơn tuổi. Nếu không làm những điều này, con cái sẽ không hiểu được tại sao việc tôn trọng người khác lại quan trọng.
2. Lễ phép với mọi người
Lễ phép với mọi người là món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể truyền dạy cho con cái. Nếu bạn thô lỗ với bạn đời và người khác, con cái bạn sẽ học theo. Nói chuyện gay gắt với bạn đời sẽ khiến trẻ dần dần hình thành thói quen thô lỗ. Con bạn cũng sẽ nói chuyện theo cách tương tự với bạn bè và anh chị em của chúng. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo giữ bình tĩnh hơn và có thái độ lịch sự khi giao tiếp với các thành viên trong gia đình và mọi người.
3. Thể hiện sự biết ơn khi được ai đó giúp đỡ
Tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác và không thể hiện sự biết ơn không phải là một thói quen tốt. Bày tỏ sự biết ơn không liên quan đến tuổi tác, do đó, bạn nên biết cách cảm ơn người đã làm điều gì đó cho bạn. Hơn nữa, bạn có thể cảm ơn bạn đời vì những điều họ đã làm và thể hiện bạn biết ơn khi có họ. Làm như vậy, con cái sẽ học cách thể hiện lòng biết ơn không chỉ với người thân gia đình mà còn với bạn bè, thầy cô và người khác.
4. Dành thời gian đọc sách
Với cha mẹ, không gì tự hào hơn việc thấy con cái học tập. Nhưng chi tiêu nhiều cho việc giáo dục con cái và cho rằng sách là đủ để giúp chúng học hành chăm chỉ thì sẽ không mang lại hiệu quả. Thực tế, trẻ có thể dễ dàng từ bỏ và thích vui chơi hơn nếu thấy cha mẹ không đọc sách.
Trẻ sẽ dán mắt vào điện thoại thông minh và các trò chơi nếu chúng thấy cha mẹ làm như vậy. Nếu cha mẹ không ngồi bên cạnh chúng, trẻ có thể không chú tâm đến việc học.
5. Tránh quát tháo con trước mặt những đứa trẻ khác
Đây là một trong những điều mà các bậc cha mẹ cần chú ý. Có nhiều khả năng con cái sẽ học và xem việc quát tháo là một cách để thuyết phục người khác trong bất cứ hoàn cảnh nào khi chúng lớn lên nếu thấy cha mẹ quát tháo bạn đời. Có thể, bạn lớn tiếng với nửa kia vì tâm trạng thất vọng hay đơn giản để chứng minh quan điểm nhưng hãy nhớ, con cái có thể học điều này từ cha mẹ.
6. Lựa chọn lời nói một cách khôn khéo
Hãy nghĩ về một tình huống bạn tức giận ai đó và cuối cùng bạn sỉ nhục họ. Dù bạn có thể dạy cho người đó một bài học nhưng con cái sẽ học cách sỉ nhục và chúng sẽ hiểu rằng sỉ nhục người khác là điều bình thường. Hơn nữa, khi một tình huống tương tự xảy ra, chúng có thể sỉ nhục bạn theo cách cư xử như vậy.
Ngoài ra, nói xấu người khác sau lưng cũng khiến trẻ phát triển tư duy tương tự. Đừng quan trọng liệu bạn có yêu cầu con cái không được nói xấu sau lưng và dạy con tất cả những quy tắc đạo đức hay không, nếu con cái thấy cha mẹ hay nói xấu sau lưng người khác thì có thể lớn lên con cái cũng làm như vậy.
7. Áp dụng thói quen sinh hoạt khoa học
Cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ luôn muốn con cái mình có thói quen sinh hoạt khoa học và cân bằng như thức dậy và ăn sáng đúng giờ, dành đầy đủ thời gian cho việc học…Tuy nhiên, con cái có thể không thực hiện những thói quen này. Đừng quan trọng việc bạn giảng giải cho con bao nhiêu lần về những thói quen tốt. Nếu bạn không thực hiện những thói quen tốt thì con cái sẽ cảm thấy không cần thiết phải làm điều đó.
Thay vì đề nghị con bạn ngủ đúng giờ và dậy sớm vào buổi sáng, hãy xem lại liệu bạn có đang thực hiện điều này hay không?./.