Trong đó, ngoài những con hổ đang được nuôi nhốt trong điều kiện khá đảm bảo về an toàn chuồng trại nhằm đảm bảo an toàn cho du khách tại Vườn thú Hà Nội, Thảo cầm viên Sài Gòn, Khu du lịch Suối Tiên, thành phố Hồ Chí Minh thì một số con hổ được nuôi nhốt theo mô hình thí điểm tại 4 trang trại ở tỉnh Bình Dương, 1 trang trại ở tỉnh Thanh Hóa và 1 trang trại ở tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, hổ còn được nuôi nhốt bởi các đoàn xiếc để biểu diễn.
Để quản lý việc nuôi nhốt hổ cũng như các loại thú dữ, động vật hoang dã nguy hiểm, Chính phủ có Nghị định số 82 ngày 20/8/2006 trong đó quy định rõ các yêu cầu về chuồng trại phải đảm bảo an toàn cho người dân và người nuôi, đảm bảo an toàn cũng như sức khỏe của động vật được nuôi và đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây bệnh dịch…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có văn bản gửi các cơ sở và địa phương nuôi nhốt các loài thú dữ yêu cầu tăng cường kiểm tra việc đảm bảo các tiêu chuẩn về chuồng trại, kích thước, vật liệu để làm chuồng trại, khả năng che chắn đảm bảo an toàn cho người dân... Tuy nhiên, hầu như các cơ sở của tư nhân đều lơ là, không tuân thủ đúng yêu cầu, người nuôi nhốt thú dễ có tâm lý chủ quan khi tiếp xúc, chăm sóc thú./.