Chỉ trong 4 năm, có thể thấy sự tiến bộ vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc tạo dựng hình ảnh. Các khuôn mặt đen trắng thô sơ ở bên trái là từ năm 2014, trong khi các khuôn mặt màu bên phải là những sản phẩm mới nhất do AI tạo nên. Có thể nhận thấy tuy sử dụng cùng một phương pháp cơ bản nhưng rõ ràng là khác biệt về chất lượng hình ảnh.

khuon_mat_ai_1_ezzg.jpg
Khuôn mặt đen trắng (2014), khuôn mặt màu (12/2018).

Những khuôn mặt giả lập này được các nhà nghiên cứu từ Nvidia sử dụng AI tạo nên. Điều đặc biệt thú vị là những khuôn mặt giả lập này cũng có thể dễ dàng tùy chỉnh. Các kỹ sư của Nvidia đã kết hợp một phương pháp được gọi là chuyển kiểu, trong đó các đặc điểm của một hình ảnh được pha trộn với một hình ảnh khác.

Một số khuôn mặt do AI tạo ra của Nvidia.

Những năm gần đây, thuật ngữ từ nhiều bộ lọc hình ảnh phổ biến trên các ứng dụng như Prisma và Facebook. Những tính năng này giúp người dùng có thể tạo bức ảnh tự chụp trông giống như một bức tranh ấn tượng hoặc một tác phẩm nghệ thuật lập thể.

Áp dụng chuyển kiểu cho AI tạo lập khuôn mặt cho phép các nhà nghiên cứu của Nvidia tùy chỉnh khuôn mặt ở mức độ ấn tượng. Từ một hình ảnh nguồn của một người thực (hàng trên cùng) có các đặc điểm khuôn mặt của một người khác (cột bên tay phải) áp đặt lên nó. Những đặc điểm như màu da và màu tóc được pha trộn với nhau, tạo ra những gì trông giống như một người hoàn toàn mới.

Chuyển phong cách cho phép bạn pha trộn các đặc điểm khuôn mặt từ những người khác nhau.

Khả năng tạo ra các khuôn mặt AI thực tế đặt ra không ít những lo ngại. Giới chuyên gia đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong vài năm qua về việc giả mạo AI có thể tác động đến xã hội như thế nào.

Những công cụ này có thể được sử dụng để thông tin sai lệch và tuyên truyền và có thể làm xói mòn niềm tin của công chúng trên cơ sở bằng chứng bằng hình ảnh, một xu hướng có thể làm hệ thống tư pháp cũng như chính trị gặp không ít khó khăn.

Theo nhiều chuyên gia cũng có những manh mối giúp có thể phát hiện ra những khuôn mặt giả lập được tạo ra bởi AI. Ví như tóc rất khó để giả. Nó thường trông quá đều đặn, giống như nó được vẽ bằng cọ hoặc quá mờ, hòa vào khuôn mặt của ai đó. Ngoài ra, các trình tạo AI không hiểu đối xứng khuôn mặt của con người. Chúng thường đặt tai ở các cấp độ khác nhau hoặc làm cho mắt có màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của AI như hiện nay, những điểm hạn chế này có lẽ không mất thời gian quá lâu để cải thiện.

Một số ví dụ về khuôn mặt do AI tạo ra với các đặc điểm bất đối xứng rõ ràng.

Giới chuyên gia đã đề xuất những phương pháp mới để xác thực hình ảnh kỹ thuật số. Một số giải pháp đã được đưa ra, chẳng hạn như các ứng dụng máy ảnh đóng dấu ảnh bằng mã địa lý để xác minh khi nào và nơi chúng được chụp, chẳng hạn. Rõ ràng, sẽ có một cuộc chiến diễn ra giữa giả lập AI và xác thực hình ảnh trong nhiều thập kỷ tới. Và tại thời điểm này, AI đang tiến lên một cách quyết đoán./.