a_nh_chu_p_ma_n_hi_nh_2015_11_25_lu_c_20_33_59_cosz.png
Xu hướng lâu dài của iOS vẫn là giảm.

Con số này so với quý II là tăng 2%, hợp lý vì trong kỳ có sự kiện ra mắt và mở bán iPhone thế hệ mới. Các nền tảng khác, trong khi đó, lại mất thị phần khi chuyển từ quý II sang quý III. Trong kỳ, Android chiếm 31% số thiết bị mới kích hoạt bởi các doanh nghiệp, giảm so với tỷ lệ 32% của quý II. Windows giảm từ 3% trong quý II còn 2% trong quý III.

Tương tự, trên thị trường máy tính bảng, iPad cũng chiếm 71% số thiết bị bảng mới kích hoạt bởi các doanh nghiệp trong quý III, tăng nếu so với chỉ 64% trong quý II. Trong khi đó, số lượng máy tính bảng Android được kích hoạt bởi doanh nghiệp giảm từ 25% quý II xuống còn 21% quý III, tương tự Windows giảm từ 11% xuống 8%.

Nhìn sang các thành phần kinh tế khác cũng không có gì thay đổi, iOS chiếm 83% số thiết bị di động mới kích hoạt bởi đối tượng là cơ quan hành chính công, 77% bởi đối tượng doanh nghiệp dịch vụ tài chính, 68% bởi đối tượng là doanh nghiệp bảo hiểm 77% là doanh nghiệp giáo dục. Duy chỉ có đối tượng doanh nghiệp công nghệ cao là Android dẫn đầu với 52% và giao thông với 50%.

Trong khi số liệu thống kê nghiêng về hướng thuận lợi cho iPhone và iPad trong thế giới kinh doanh, thì xu hướng lâu dài là vẫn giảm. Trong suốt quý III/2012, khi iPhone 5 được tung ra, iOS đã chiếm 77% số thiết bị di động mới được doanh nghiệp kích hoạt, còn iPad thì chiếm tới 90%.