Bằng cách hợp tác với các influencer (người ảnh hưởng) có tiếng tăm trên nền tảng, họ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá sản phẩm qua các buổi livestream thay vì phải đăng các bài quảng cáo.
Điều bất ngờ chính là trước đó, báo Financial TImes đã đưa tin rằng, TikTok đã từ bỏ việc sử dụng livestream để mua sắm vì trước đó phương pháp này đã từng được thử nghiệm ở Anh (nhưng với một quy mô nhỏ hơn). Thêm vào đó, sự tranh cãi về quyền riêng tư và bảo mật quốc gia trong chính cộng đồng đã trở thành yếu tố bắt buộc tập đoàn này phải điều chỉnh thí nghiệm mua sắm bằng livestream của họ. Tuy nhiên so với lần trước TikTok đã chọn một lối đi an toàn hơn.
Thay vì xây dựng một hệ thống mới hoàn toàn như Meta. Công ty thuộc quyền sở hữu của ByteDance đã được giao việc xử lý nền móng trong khi TikTok sử dụng ứng dụng của họ để tiếp cận khách hàng. Việc TikTok muốn tạo một không gian mua sắm trực tuyến không còn là điều xa lạ. Các nền tảng như Shopify đã tạo ra một tab mua sắm trên các trang cá nhân của TikTok. Chính TikTok cũng đã từng thử nghiệm thêm dữ liệu mua sắm vào ứng dụng của mình một vài tháng trước.
TikTok đang thử nghiệm lại một lần nữa, nhưng lần này họ vô cùng thận trọng
TikTok được cho là đang hợp tác với TalkShopLive, một công ty được biết đến như là “nền tảng livestream mua bán đầu tiên cho bất kỳ ai và bất kỳ đâu”. Với sự hỗ trợ của TalkShopLive, trải nghiệm mua sắm của TikTok sẽ đi kèm với các thương hiệu lớn. TalkShopLive cung cấp giao diện ứng dụng không chỉ phù hợp cho các mạng xã hội mà có thể kết hợp với trải nghiệm mua sắm ở nơi các siêu thị như Walmart và Best Buy
Walmart cũng có vẻ không xa lạ với cái trend này. Năm 2020, Walmart hợp tác với TikTok và mở một buổi livestream, sử dụng các content creator để bán hàng qua một buổi live dài 1 tiếng có tên là “Holiday Shop-Along Spectacular.” Một năm sau, Walmart đã mở rộng thử nghiệm của họ sang các nền tảng khác như Twitter hay Facebook, còn hợp tác với các người nổi tiếng như nhạc sĩ Jason Derulo để giao bán các sản phẩm của họ.
TikTok không phải công ty duy nhất đi theo trend này. Theo báo Wall Street Journal, Amazon cũng đang thử nghiệm một trang chuyên mua sắm tương đối giống TikTok, sử dụng nhiều video và ảnh. Ở đất nước cấm TikTok như Ấn độ, Amazon đã tận dụng cơ hội để đưa những buổi livestream mua sắm trước những ngày lễ hội.
Livestream mua sắm quá hấp dẫn, khó có thể bỏ qua
Dù tiên phong trong sự phát triển của ngành thương mại điện tử, Hoa Kỳ lại là nước xa lạ với khái niệm mua sắm online. Tuy nhiên, điều này lại trái ngược ở thị trường Châu Á, nhất là Trung Quốc. Công ty như TaoBao và Douyin là ví dụ điển hình, giao dịch hàng tỉ đô la hàng hóa mỗi ngày nhờ livestream mua sắm.
Theo báo Forbes, số lượng người xem hàng tháng của cả hai gương mặt mua sắm online của Trung Quốc - Austin Li Jiaqi (hay còn gọi là Lipstick King) và Huang Wei Ya (hay còn gọi là Viya) là gần một tỷ người vào năm 2020. Theo báo Insider, Austin đã bán tổng cộng gần 1,7 tỷ USD hàng hóa xuyên suốt một buổi livestream 12 tiếng vào năm ngoái, Huang Wei Ya cũng đã vượt mức tỷ đô trong cùng một sự kiện. Bản thân Viya cũng đã xây dựng lên chính đế chế mua sắm của cô, giờ đây đã đáng giá hơn tỷ đô.
Việc TikTok lựa chọn TalkShopLive là vô cùng hợp lý về mặt chiến thuật. TalkShopLive trước đây cũng đã từng thu hút rất nhiều những tên tuổi lớn, trang web của họ đang hợp tác với một số ngôi sao nổi tiếng như siêu sao quần vợt Venus Williams, người mẫu Ashley Graham, nam diễn viên Terry Crews và Dolly Parton. TikTok, một thế giới riêng của các content creator, sẽ tạo nên một dấu ấn lớn trong thị trường Hoa Kỳ bằng livestream mua sắm mà không gây tranh cãi về các quyền riêng tư và bảo mật./.