Apple đang có những động thái đầu tiên trong việc tiếp cận thị trường Việt Nam, khi thành lập Công ty TNHH Apple vào năm 2015 và đòi lại thương hiệu Apple từ các cửa hàng sử dụng "chùa" thương hiệu này.
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, Công ty TNHH Apple – tên tiếng Anh APPLE VIETNAM LLC - được cấp giấy phép kinh doanh từ ngày 28/10/2015 do TP HCM cấp.
Các cửa hàng đau đầu tìm một thương hiệu mới cho mình. |
Ngoài ra, Apple Việt Nam đã ủy quyền cho Công ty luật Võ Trần (VOTRA) làm đại diện pháp lý trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam của Apple.
Theo nội dung "tối hậu thư" Apple “chính hãng” gửi cho các cửa hàng đang sử dụng biểu tượng quả táo cắn dở, tên gọi "Apple", "iPhone" và những tên gọi khác như "Apple Store", "App Store", "iPad, "iPod, "MacBook" hiện được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Việc sử dụng trái phép nhãn hiệu Apple có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng, dẫn đến các trường hợp tiêu cực tới công ty. Do đó, đại diện pháp lý của Apple Việt Nam yêu cầu, các cửa hàng nhận được văn bản trong thời hạn 7 ngày phải chấm dứt việc sử dụng bất hợp pháp các nhãn hiệu của Apple trên biển hiệu của cửa hàng, và trên các giấy tờ kinh doanh, phương tiện kinh doanh. Đồng thời, chấm dứt việc bán hàng giả mạo nhãn hiệu Apple.
Luật sư Đỗ Hồng Thái, đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, động thái “đòi” lại thương hiệu của Apple là đương nhiên khi đơn vị này có ý định kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
“Trong trường hợp, Apple Việt Nam đã đăng ký bản quyền cho các tên gọi Apple, iPhone, Apple Store,... lên Cục Sở hữu trí tuệ thì họ hoàn toàn có thể yêu cầu các cửa hàng sử dụng trái phép ngừng sử dụng thương hiệu của mình trong thời hạn nhất định.
Trong trường hợp các cửa hàng tiếp tục vi phạm, Apple Việt Nam có quyền gửi đơn kiện lên Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật”, ông Thái nói.
“Theo khoản b, điều 21, mục 1, chương XVIII - Luật sở hữu trí tuệ, các cửa hàng sẽ bị xử phạt hành chính nếu không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó. Trong trường hợp, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự theo điều 22, mục 1, chương XVII”, ông Thái nói.
Theo ghi nhận của phóng viên, các cửa hàng đang sử dụng thương hiệu Apple trái phép ở Hà Nội và TP HCM đã nhận được “tối hậu thư” từ đơn vị này.
Anh Nguyễn Tín - đại diện một cửa hàng đang lấy thương hiệu “quả táo khuyết” trên phố Thái Hà (Hà Nội) cho biết: “Mình nhận được thư theo đường bưu điện từ hôm thứ 6, tuy khá bất ngờ nhưng mình nghĩ sớm muộn gì chuyện này cũng sẽ xảy ra”.
Để đói phó với việc ngừng sử dụng hình ảnh Apple, một số cửa hàng đã có một số biện pháp đối phó, ví dụ như việc, “treo đầu dê bán thịt chó”, hoặc thay thế bằng một thương hiệu khác.
Tại Việt Nam, việc các cửa hàng sử dụng “chùa” thương hiệu Apple đã xảy ra từ rất lâu. |
Tại Việt Nam, việc các cửa hàng sử dụng “chùa” thương hiệu Apple đã xảy ra từ rất lâu. Vì vậy, ngay sau khi bị “cấm”, các cửa hàng này đã phải đau đầu tình tới biện pháp đối phó.
Apple đang có thay đổi lớn trong chiến dịch bán hàng