Năm 2010 là năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng đối với Việt Nam và cả Liên bang Nga. Năm mà nước bạn Nga kỷ niệm 65 năm Chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, còn Việt Nam đang hân hoan trong những ngày chiến thắng 30/4.

Nhân dịp này, phóng viên Đài TNVN đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Bang Nga tại Việt Nam Andrey Grigorievich Kovtun. 

PV:Thưa Ngài Đại sứ, cùng với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là nhân dân Liên Bang Nga, nhân dân Việt Nam sẽ kỷ niệm 65 năm Ngày chiến thắng phát xít vào 9/5/2010. Ngài nhận định như thế nào về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng phát xít đối với nước Nga và hòa bình thế giới?

dai-su-nga.jpg

Đại sứ Andrey G. Kovtun

ĐạisứAndrey G.Kovtun: Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II là một sự kiện mang tính thời đại, là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử thế kỷ XX. Chiến thắng trong cuộc chiến tranh khốc liệt nhất, đẫm máu nhất và khủng khiếp nhất đó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tất cả các nước trên thế giới, và hơn thế nữa – đối với cả những nền tảng của trật tự thế giới hôm nay.

Không có gì bí mật khi nói rằng trận chiến cơ bản để bảo vệ tương lai của nhân loại đã diễn ra trên các mặt trận của cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại do Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết tiến hành chống lại nước Đức phát xít.

Chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quốc xã đã phải trả bằng cái giá vô cùng to lớn. Cuộc chiến tranh kéo theo sự can dự của 72 quốc gia, đã gây ra sự hủy hoại và thiệt hại vật chất khổng lồ, cướp đi sinh mạng của hơn 55 triệu người, trong đó có 27 triệu công dân Liên Xô.

Tháng 5/1945 đã trở thành bước ngoặt trong sự phát triển xã hội loài người. Đó là điểm khởi đầu một tiến trình không thể đảo ngược – sự sụp đổ của ách thực dân tại nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Nếu như trước Chiến tranh Thế giới thứ II có 69% số dân và 77% lãnh thổ trên toàn Trái đất chúng ta nằm dưới ách đô hộ thực dân, thì cho tới giữa thập kỷ 70 của thế kỷ trước, những tỷ lệ ấy chỉ còn ở mức 0,2% và 0,5%. Ở những khu vực thuộc địa trước đây đã hình thành gần 100 quốc gia có chủ quyền. Trong số đó có đất nước Việt Nam anh em.

Chiến thắng tháng 5/1945 đã thay đổi một cách căn bản bản đồ thế giới, mở ra một trang sử mới cho toàn nhân loại. Kinh nghiệm cuộc chiến đã cho thấy tính hiệu quả của các nỗ lực tập thể, phối hợp giải quyết những vấn đề thế giới mang tính toàn cầu, đã cho thấy rằng chủ nghĩa vị kỷ dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa cá nhân quốc gia không thể song hành với sự tiến bộ và sự phát triển dân chủ.

Đối với chúng tôi, đối với người Nga và công dân của các quốc gia độc lập, trước đây đã từng ở trong thành phần Liên Xô, ngày mùng 9/5 mãi mãi là một ngày đặc biệt, một ngày thiêng liêng. Ngày 9/5 tới trên Quảng trường Đỏ sẽ diễn ra lễ duyệt binh truyền thống mừng chiến thắng. Chúng tôi sẽ làm lễ mừng các cựu chiến binh, tỏ lòng tôn vinh lòng hào hiệp, quả cảm và anh dũng của thế hệ tham gia chiến đấu.

PV:Từ chiến thắng phát xít, theo Đại sứ, thế giới sẽ hành động như thế nào để bảo vệ hòa bình trong bối cảnh hiện nay?

ĐạisứAndrey G.Kovtun:Tôi đã trả lời một phần câu hỏi của các bạn khi nói về ý nghĩa của Chiến thắng 9/5. Một trong những bài học quan trọng nhất của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, dẫu cho đó cũng là những bài học vô cùng đau đớn – đó là không cho phép giải quyết vấn đề an ninh của nước mình bằng cách làm phương hại đến an ninh và chủ quyền của các nước khác. Những sự kiện thời kỳ đó đã chứng tỏ rõ ràng rằng phương cách hiệu quả nhất để ngăn chặn xâm lược – đó là sự hợp sức, là hỗ trợ lẫn nhau cùng kháng cự những mối đe dọa chung.

Về bản chất chính những nguyên tắc này là cơ sở cho hoạt động của LHQ, tổ chức đã được thành lập sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II. Mục đích của cơ cấu nền tảng này là ngăn chặn, không để tái diễn những thảm kịch tương tự. Tôi nghĩ rằng một trong những niệm vụ then chốt của tất cả chúng ta – đó là gìn giữ, tiếp tục củng cố LHQ và những nguyên tắc nền móng cơ sở của tổ chức này.

Điều cơ bản là duy trì một chính sách được cân nhắc kỹ và có trách nhiệm, đồng thời nhất thiết phải chú trọng đến lợi ích tập thể.

PV:Trongnhữngngàynày,nhândânViệtNamkỷniệm35nămngàychiếnthắng30/4 giảiphóngmiềnNam,thốngnhấtđấtnước.ChiếnthắnglịchsửnàycủanhândânViệtNamcósựgiúpđỡchítìnhcủanhândânLiênXô (trước đây).XinĐạisứchobiếtsuynghĩcủamìnhvềthắnglợinày

ĐạisứAndrey G.Kovtun:Chúng tôi hết sức khâm phục tinh thần anh dũng đấu tranh giải phóng dân tộc trong hàng thập kỷ của nhân dân Việt Nam. Cuộc đấu tranh lâu dài, hy sinh nhiều xương máu chống đế quốc Mỹ xâm lược là cuộc đấu tranh giành độc lập và chủ quyền, giành quyền tự quyết về số phận Tổ quốc mình. Tất yếu đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa.  

ĐạisứAndrey G.Kovtun: “Tôi nhớ đến câu thành ngữ “Châu chấu đá voi” của Việt Nam. Ngày nay vẫn có nhiều người trên thế giới đang ngả mũ kính phục sự gan dạ và nghệ thuật quân sự của dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã đánh bại địch thủ hùng mạnh nhất có sức mạnh và kỹ thuật vượt trội”.

Không phải ngẫu nhiên mà trong những thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước, toàn nhân loại tiến bộ trên thực tế đã đứng về phía các bạn. Trên khắp thế giới diễn ra những cuộc mít tinh ủng hộ dân tộc quả cảm ở một đất nước xa xôi đã không sợ đưa ra lời thách đấu với kẻ địch mạnh nhất. Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 thật sự có ý nghĩa mang tầm thế giới.

Tôi nhớ đến câu thành ngữ “Châu chấu đá voi” của Việt Nam. Ngày nay vẫn có nhiều người trên thế giới đang ngả mũ kính phục sự gan dạ và nghệ thuật quân sự của dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã đánh bại địch thủ hùng mạnh nhất có sức mạnh và kỹ thuật vượt trội. Chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 đã gieo hy vọng về chính nghĩa và giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Chúng tôi tự hào rằng Liên Xô cũng đóng góp vào chiến thắng vinh quang của các bạn. Ngay từ những ngày đầu chiến tranh, các chuyên gia Liên Xô đã ở bên cạnh các bạn, dành cho các bạn sự hỗ trợ tinh thần, và cả sự trợ giúp không nhỏ về kỹ thuật. Ngày 30/4/1975 là ngày chiến thắng vĩ đại. Nghĩa vụ chung của chúng ta là trân trọng giữ gìn ký ức về chiến thắng đó.

Năm 2010 Việt Nam và Nga kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao

PV:

Năm2010 đánhdấunhữngchuyếnthămcấpcaomởranhữnghướngmớichotổngthểquanhệhợptácNga-Việt.XinĐạisứđánhgiávềmốiquanhệNga-Việttruyềnthốngvàtriểnvọnghợptáctrongtươnglai?

ĐạisứAndrey G.Kovtun:Các bạn hoàn toàn đúng. Quan hệ giữa hai nước Nga và Việt Nam từ trước đến nay vốn mang tính chất đặc biệt tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Chúng ta có kinh nghiệm hợp tác và hữu nghị nhiều năm rất phong phú trong nhiều lĩnh vực khác nhau, phối hợp hành động hiệu quả trên trường quốc tế.

Lịch sử quan hệ hai nước không bị đè nặng bởi những tranh chấp hay những hoàn cảnh bất lợi nào đó. Tất cả những điều kiện đó gộp lại chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển tiến tới quan hệ đối tác chiến lược giữa hai đất nước chúng ta trong tương lai. 

ĐạisứAndrey G.Kovtun: “Chúng ta đã sát cánh bên nhau cả trong những năm tháng Việt Nam đấu tranh giành tự do độc lập, cũng như trong giai đoạn khôi phục đất nước sau chiến tranh và xây dựng hòa bình. Chúng ta ngày nay vẫn ở bên nhau”

Tôi muốn nói rằng những tình cảm của nhân dân Nga đối với đất nước của các bạn không hề thay đổi, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố, hoàn cảnh tức thời. Chúng ta đã sát cánh bên nhau trong những năm tháng Việt Nam đấu tranh giành tự do độc lập, cũng như trong giai đoạn khôi phục đất nước sau chiến tranh và xây dựng hòa bình. Chúng ta ngày nay vẫn ở bên nhau, khi nước CHXHCN Việt Nam đang thể hiện nhịp độ phát triển kinh tế hết sức năng động, tiếp tục gia tăng tiềm năng khu vực và quốc tế của mình.

Ngày nay quan hệ Nga – Việt đang dần dần thể hiện tính chất thật toàn diện. Điều đó có được phần nhiều nhờ tiến trình đối thoại thường kỳ ở cấp lãnh đạo cao nhất, quan hệ đối tác bền vững, ổn định giữa các bộ ngành và tổ chức xã hội của hai nước.

Hợp tác kinh tế - thương mại vẫn đang là cấu phần quan trọng nhất của quan hệ Nga – Việt Nam. Năm ngoái, ngay cả trong điều kiện khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, kim ngạch buôn bán của hai nước không những không giảm đi, mà ngược lại, vẫn gia tăng.

Nói tóm lại – trước mắt chúng ta là những triển vọng hết sức tươi sáng.  

Xin cảm ơn Đại sứ!