Việt Nam và Liên bang Nga (Liên Xô trước đây) thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950, trở thành Đối tác chiến lược năm 2001 và nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện tháng 7/2012.
Những năm qua, hai nước luôn dành cho nhau sự tin cậy và hợp tác phát triển trong nhiều lĩnh vực, đạt được những kết quả quan trọng.
Nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười, 94 năm ngày Bác Hồ đặt chân đến nước Nga, phóng viên VOV thường trú tại Liên bang Nga phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Nguyễn Thanh Sơn về triển vọng thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn |
Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn: Có thể nói quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây có nền tảng vững chắc. Bởi vì thời Liên Xô, 2 nước chúng ta cùng trong một hệ tư tưởng, cùng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và cùng thúc đẩy công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Trong lịch sử, cũng như văn hóa của hai nước có nhiều nét tương đồng, đó là bảo tồn phát triển văn hóa dân tộc của Liên Xô trước đây, nay là Liên bang Nga và Việt Nam rất tốt.
Bây giờ, mặc dù Liên bang Nga tiến hành thể chế dân chủ đa Đảng, không còn Liên Xô trước đây nữa, nhưng tình cảm của nhân dân Liên bang Nga dành cho Việt Nam vẫn như xưa. Mặc dù không có điều kiện như Liên Xô trước đây dành cho chúng ta, ví dụ như viện trợ quân sự, viện trợ kinh tế. Bây giờ chúng ta cũng đứng vững được bằng đôi chân của mình và hội nhập với thế giới, có vị thế, vai trò trên trường quốc tế.
Chúng ta cùng với Liên bang Nga tham gia các công ước quốc tế mà Liên Xô trước đây đã ký với chúng ta và Liên bang Nga kế thừa. Những lợi ích cốt lõi của hai nước đang có với nhau rất nhiều. Thế nên, Liên bang Nga đối với chúng ta trong tất cả các lĩnh vực, có thể nói vẫn như thời kỳ Liên Xô trước đây.
Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn: Chúng ta với Liên bang Nga hiện nay, có lẽ là lĩnh vực truyền thống mà Việt Nam đã hợp tác với Liên Xô trước đây, như lĩnh vực hợp tác khoa học kỹ thuật quân sự, lĩnh vực đào tạo. Đặc biệt nền đào tạo khoa học cơ bản của Nga rất tốt, hiệu quả.
Nga đã giúp Việt Nam đào tạo hàng vạn cán bộ kỹ thuật trong tất cả các lĩnh vực, nhiều đồng chí trưởng thành từ đào tạo của Nga và trở thành lãnh đạo cấp cao, đang hoạt động rất tốt trong các lĩnh vực đời sống, chính trị, kinh tế văn hóa của đất nước.
Tôi cho rằng, thời gian tới đây, quan hệ giữa ta và Liên bang Nga cần thúc đẩy mạnh trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Chúng ta phải sử dụng dụng triệt để những suất học bổng mà bạn dành cho. Đặc biệt, những năm gần đây số lượng học bổng có thể còn tăng hơn cả thời kỳ Liên Xô trước đây.
Trong lĩnh vực hợp tác y tế đối với Liên bang Nga chúng ta cũng nên thúc đẩy. Như vừa rồi, báo chí, các cơ quan truyền thông của Nga đã công bố rất nhiều kết quả nghiên cứu, đánh giá tốt trong chẩn trị, chữa các triệu chứng ung thư của nền y học Nga.
Tôi cho là, hiện nay không chỉ một số nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nhật Bản mà Nga cũng là một trong những quốc gia có phương pháp điều trị các bệnh nguy hiểm rất tốt. Tôi cho rằng, hợp tác với Liên bang Nga rất toàn diện, nếu chúng ta biết củng cố, vun đắp cho quan hệ hữu nghị này thì hiệu quả rất tốt và thiết thực cho đời sống của nhân dân hai nước.
Mối quan hệ Liên bang Nga – Việt Nam là đặc biệt quý giá
Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn: Tôi cho là hiệp định này rất có lợi, đem lại lợi ích thiết thực cho chúng ta không phải trong tương lai, mà đã có rồi.
Hiệp định mới có hiệu lực một năm, nhưng hiệu quả thấy rất rõ. Tiếp tục khắc phục những vướng mắc, đó là cơ chế thanh toán, vận chuyển. Hàng hóa Việt Nam trước đây đưa sang Nga hoặc từ Nga đưa về Việt Nam thường vòng vèo đi qua các nước Châu Âu, rồi mới trở lại đi qua con đường Vladivostoc. Bây giờ, chúng ta đang tính đến hành lang giao thông mới, đó là đường sắt-đường liên vận quốc tế, sẽ rút ngắn thời gian rất nhiều so với vận chuyển qua đường biển, phải đi vòng vèo.
Thứ 3 nữa là, cơ chế hợp tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp với thị trường. Nếu chúng ta khắc phục được những cái này, dứt khoát sẽ có sản phẩm tốt, đứng vững ở thị trường này.
Thị trường hàng hóa của mỗi nước thành viên trong liên minh sẽ đáp ứng được đúng khả năng, nhu cầu cung ứng của các doanh nghiệp mà chúng ta mong muốn. Vai trò của các cơ quan chức năng trong nước thời gian tới đây rất lớn, thông tin cho các doanh nghiệp, quyết tâm chính trị của các doanh nghiệp cũng đòi hỏi phải rất lớn thì mới có hiệu quả.