Trả lời phỏng vấn bên lề kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, sáng 4/6, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết có 4 Bộ trưởng được lựa chọn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9 gồm: NN-PTNT, Công Thương, KH-CN và Giáo dục & Đào tạo.

PV:Việc lựa chọn 4 Bộ trưởng trả lời chất vấn trong danh sách dự kiến có lựa chọn theo số phiếu từ cao xuống thấp không, thưa ông?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Theo kết quả sẽ chọn từ phiếu cao nhất nhưng vẫn phải bảo đảm hài hòa kinh tế - xã hội. Trong đó có 3 Bộ trưởng thuộc lĩnh vực kinh tế, 1 Bộ trưởng thuộc lĩnh vực xã hội. Trong đó Bộ Giáo dục & Đào tạo có số phiếu cao hơn Bộ VHTT&DL nên được lựa chọn.

nguyen_hanh_phuc_siqu.jpg
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

PV:Nhiệm kỳ

sắp hết nhưng có
Bộ trưởng chưa
từngđăng đàn
dù rất nhiều vấn đề được cử tri quan tâm, thưa ông?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc:Một nguyên tắc rất quan trọng là khi quyết định chất vấn Bộ trưởng nào đó thì phải có Đại biểu Quốc hộiđặt câu hỏi chất vấn. Nếu không có câu hỏi chất vấn sẽ không có cơ sở để đưa Bộ trưởng vào danh sách trả lời chất vấn, như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao.

Như vừa quavấn đề của Bộ Xây dựng nổi lên về an toàn, tai nạn nhiều nhưng không có câu hỏi nào chất vấn nên khôngcơ sở để mời Bộ trưởng chất vấn.

PV: Kỳ họp giữa năm Thủ tướng thường ủy quyền cho Phó Thủ tướng trả lời chất vấn?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Trong thiết kế thì ghi Thủ tướng trả lời và mở ngoặc đơn là có thể ủy quyền cho Phó Thủ tướng. Việc ủy quyền là thẩm quyền của Thủ tướng, còn câu hỏi vẫn là dành cho Thủ tướng. Tôi rất mong Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn.

Các câu hỏi chất vấn Thủ tướngliên quan đến tất cả các vấn đề kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Biển Đông.

PV: Đại biểu Quốc hội khi chưa thỏa mãn với phần trả lời của Bộ trưởng sẽ tiếp tục chất vấn Thủ tướng Chính phủ, nhưng thời gian bố trí trả lời trực tiếp thường ít?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Phiên chất vấn lần này đã đổi mới, yêu cầu các Bộ trưởng không đi vào việc báo cáo thành tích của ngành, không đọc báo cáo mà tập trung vào trả lời chất vấn trực tiếp. Còn báo cáo của Phó Thủ tướng chỉ từ 15 đến 20 phút.

PV: Trong những nhóm vấn đề dự kiến chất vấn đối với các Tư lệnh ngành, ông quan tâm vấn đề nào nhất?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Các nội dung mà Bộ trưởng trả lời chất vấn kỳ này đều liên quan đến vấn đề thời sự. Như việc chúng ta đang chuẩn bị hội nhập thế giới, tham gia cộng đồng ASEAN, TPP liên quan rất nhiều đến hàng hóa Việt Nam xuất khẩu. Vậy phải làm sao để hàng hóa Việt Nam khi hội nhập không bị thua thiệt trên thị trường; hàng nông nghiệp đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, đủ sức cạnh tranh.

Ngành Công Thương thì liên quan đến đầu ra, lo thị trường để làm sao khi hàng hóa sản xuất ra có thị trường xuất khẩu, tránh câu chuyện dưa hấu vừa qua. Rồi đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm quản lý thị trường tốt, không để hàng nhái, hàng kém chất lượng có vai trò rất quan trọng của ngành Công Thương.

Với lĩnh vựcKhoa học-Công nghệ thì làm sao đổi mới công nghệ, để hàng hóa sản xuất ra giá thànhhạ xuống, năng suấtcao, tránh câu chuyện 17 người Việt Nam sản xuất chỉ bằng 1 ngườiSingapore mới cạnh tranhđược.

Những vấn đề trên tôi rất tâm đắc để chất vấn các Bộ trưởng.

PV: Xin cảm ơn ông./.