Từ ngày 5-11/5/2013, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ 7 để thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo đối với các vấn đề: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; và một số vấn đề quan trọng khác.
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc. Trung ương đã thống nhất ban hành nhiều nghị quyết, kết luận và quyết định quan trọng. Tất cả các quyết định này đều liên quan chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Trách nhiệm của chúng ta sau Hội nghị này là phải triển khai thực hiện có kết quả các nghị quyết và kết luận của Trung ương vừa thông qua, coi đây là khâu mấu chốt quyết định trong việc biến nghị quyết thành hiện thực. Ở đây đòi hỏi chẳng những phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, mà còn phải có phương pháp làm việc khoa học, chặt chẽ. Bởi vì cùng một lúc chúng ta phải làm rất nhiều việc, việc nào cũng quan trọng, cấp bách. Nếu không có cái nhìn tổng thể, không có cách làm khoa học thì dễ chỉ thấy việc này, bỏ sót việc khác”.
Hội nghị Trung ương lần này là sự kiện chính trị, xã hội lớn, đã thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo các tầng lớp nhân dân, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết. VOV ghi lại một số ý kiến đóng góp này:
Ông Nguyễn Thái Sơn (phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội):
Ngày 2/5, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã khai mạc tại Hà Nội. Qua theo dõi tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết tại Hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương đưa ra xem xét, quyết định 6 vấn đề lớn. Theo tôi, đây là những vấn đề mang tính cấp bách và thiết thực đối với đất nước ta trong tình hình hiện nay. Tôi đồng ý với ý kiến nhấn mạnh của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về những nội dung trình Hội nghị lần này, bởi đó là những vấn đề quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, không chỉ trong nhiệm kỳ này mà còn ở những nhiệm kỳ tiếp sau.
Với 6 vấn đề được nêu trong Hội nghị, tôi xin có một vài ý kiến như sau:
Về xây dựng Đề án "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở", tôi hoàn toàn nhất trí, bởi có hoàn chỉnh hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở mới có thể tạo nên sự thống nhất, phát huy được tối đa vai trò lãnh đạo của Đảng, góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế để tăng cường sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới. Đến nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi. Trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi sâu sắc và to lớn nên việc bổ sung, sửa đổi Hiến pháp là cần thiết. Song, quá trình sửa đổi, bổ sung phải hết sức cẩn trọng. Đảng và Nhà nước phải biết lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân. Có như vậy, chúng ta mới tiếp tục khẳng định được Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Qua theo dõi diễn biến của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XI), tôi rất tâm đắc những nội dung mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt vấn đề để Hội nghị thảo luận.
Đây là những vấn đề đều mang tính cấp bách và cực kỳ quan trọng. Một trong những nội dung theo tôi là mới đó là vấn đề Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, nhân sự các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Việc lựa chọn quy hoạch cán bộ lãnh đạo cần công khai, có tính cạnh tranh để toàn Đảng, toàn dân biết, qua đó giám sát. Trên cơ sở đó tạo được lòng tin của nhân dân và uy tín của lãnh đạo sau này.
Thông qua Hội nghị Trung ương lần này nhằm nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng trên những vấn đề mà Trung ương đã đề cập, cũng chính là những nội dung tồn tại trong công tác lãnh đạo của Đảng ta trong nửa nhiệm kỳ qua. Tôi hy vọng sau Hội nghị Trung ương 7 sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng, thiết thực động viên, khích lệ toàn dân tích cực tham gia xây dựng Đảng; củng cố và tăng cường sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trước vận mệnh của đất nước.
Ông Đỗ Danh Bình, nguyên Đại tá Thanh tra (Bộ Công an):
Công tác cán bộ là rất quan trọng. Qua Hội nghị Trung ương 7, tôi thấy tất cả những vấn đề nêu ra có rất nhiều điểm mới và sâu sắc. Trong đó nổi bật là xây dựng đội ngũ cán bộ là quan trọng nhất. Cán bộ là cốt lõi của mọi phong trào. Nếu cán bộ tốt thì các hoạt động mới tốt được. Nếu cán bộ không tốt thì không thể thành phong trào được.
Tôi thấy rằng hiện nay, vấn đề các cán bộ cơ sở cấp phường, xã còn yếu, chưa được quan tâm, trình độ năng lực còn hạn chế. Nhưng họ lại là đầu mối để trực tiếp ảnh hưởng đến dân nhiều nhất. Xây dựng cán bộ cấp cơ sở chính là cầu nối liền quần chúng với Đảng. Cán bộ cơ sở tốt, uy tín của Đảng nâng lên, cán bộ cơ sở không tốt, quần chúng sẽ phân tán, mất lòng tin.
Tất cả những ý kiến gợi mở của Tổng Bí thư về những vấn đề này nhằm đề xuất những biện pháp tổ chức thực hiện cần thiết để Nghị quyết Trung ương đi vào mỗi đảng viên, đến với mọi người dân, thấu hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề tăng cường kiểm tra, thanh tra, nếu mọi công tác của Đảng không được thường xuyên thanh tra, kiểm tra thì hiệu quả sẽ kém. Một trong những yếu tố mà tôi muốn nói là phải tiến tới làm thế nào để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ thanh tra. Chủ trương ra rồi, khi tổ chức thực hiện có tốt hay không, qua thanh tra mới xác định được. Nếu chỉ dừng ở việc nghe báo cáo thì sẽ không có cái nhìn xác thực. Nếu cấp dưới không báo cáo trung thực thì cấp trên sẽ có những nhận định sai. Nếu làm tốt công tác thanh tra, giám sát sẽ đưa đất nước đi lên.
Biến đổi khí hậu là vấn đề không những của nước ta mà là của nhiều nước ven biển. Trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta là một trong những vùng dễ bị ảnh hưởng nhất. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, cả khu vực TPHCM. Nếu nhà nước không có tính toán, quy hoạch thì ảnh hưởng rất lớn. Trong này cũng nêu rất rõ. Tôi hoàn toàn nhất trí.
Bà Phùng Thị Luân (phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội):
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong nửa nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tập trung nghiên cứu, đánh giá, đề ra các chủ trương đúng đắn; cơ bản đã khắc phục được các mặt hạn chế, yếu kém; tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng Đảng, trong xây dựng và phát triển đất nước.
Bản thân tôi hoàn toàn tán thành với những nội dung mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Trung ương 7. Trong những nội dung đó, tôi thấy Đảng phải kịp thời thực hiện tốt công tác xây dựng, quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; đảm bảo vô tư, khách quan, đủ tiêu chuẩn về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức để đáp ứng nguồn cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các cấp Bộ, ngành và tương đương cho nhiệm kỳ sau.
Còn về Đề án "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở", tôi thấy để phát huy đầy đủ hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước thì phải thay đổi từ trách nhiệm tập thể chung chung sang trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh, từng đơn vị, trách nhiệm phải có địa chỉ rõ ràng. Có như vậy mới cải thiện và thay đổi được tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước ta hiện nay.
GS-TS Trần Hữu Nghị - Hiệu trưởng trường Đại học Dân lập Hải Phòng: Nội dung về đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị được nêu ra tại kết luận Hội nghị Trung ương 7 rất sát với tình hình thực tế xã hội hiện nay.
Những yếu kém, hạn chế trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở có thể làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của đội ngũ lãnh đạo đối với dân, gây ra nhiều bất bình trong dư luận xã hội. Việc đổi mới mang tính đồng bộ, công khai minh bạch trong toàn hệ thống chính trị bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể sẽ góp phần hoạch định đường hướng phát triển kinh tế- xã hội và triển khai các giải pháp phù hợp; đồng thời tăng cường quyền làm chủ, quyền giám sát của nhân dân (