Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra những khó khăn thách thức và các giải pháp điều hành Chính phủ trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là ưu tiên, tháo gỡ nguồn lực để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí trong công tác quản lý nhà nước, tăng phân cấp phân quyền, cá thể hoá trách nhiệm. 

Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến tại cuộc họp rất có trách nhiệm, xuất phát từ thực tiễn các nhiệm vụ trọng tâm. Diễn biến tình hình đang thay đổi, khó lường, Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiếp thu. Thủ tướng nêu rõ, tháng 4 và bốn tháng, tình hình kinh tế-xã hội có chuyển biến tích cực. Lạm phát vẫn kiểm soát được. Đời sống nhân dân được bảo đảm và cải thiện, thể hiện sự cố gắng của cả hệ thống chính trị.

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải đối mặt nhiều khó khăn, nhất là tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, tác động trực tiếp toàn bộ lĩnh vực kinh tế-xã hội nước ta. Từ chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ, tài khoá chưa thực sự yên tâm. Vừa qua có nổi lên sốt đất hay biến động thị trường chứng khoán. Chúng ta đã tuyên truyền, cung cấp thông tin. Nhân dân tin tưởng và ủng hộ thì tình hình có cải thiện và ổn định. Bên cạnh đó Thủ tướng cũng chỉ rõ những khó khăn cần phải khắc phục trong thời gian tới, đặc biệt là tình hình an ninh trật tự nổi lên vấn đề xuất nhập cảnh trái phép. Bộ Công an phải tiếp tục kiểm tra và kiên quyết xử lý. Chính phủ và các thành viên Chính phủ phải nhận thức rõ vấn đề này để thấy rõ trách nhiệm, cùng với Chính phủ làm tốt hơn nữa công tác.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong tháng 5, theo dự báo có khó khăn, chúng ta phải đối mặt trực tiếp, nhất là dịch Covid-19. Để hoàn thành nhiệm vụ, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là ưu tiên, tháo gỡ nguồn lực để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí trong công tác quản lý nhà nước, tăng phân cấp phân quyền, cá thể hoá trách nhiệm. Các cơ quan Chính phủ tập trung vào lĩnh vực quản lý nhà nước, tăng cường giám sát, kiểm tra. Xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra. Các bộ ngành phải phối hợp tháo gỡ cơ chế, chính sách, thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra. Các cơ quan Chính phủ tập trung vào lĩnh vực quản lý nhà nước, tăng cường giám sát, kiểm tra. Xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra. Các bộ ngành phải phối hợp tháo gỡ cơ chế, chính sách, thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra.

Thủ tướng đề nghị nghiên cứu có chính sách tiền tệ, tài khoá linh hoạt hơn, phù hợp thực tế để góp phần tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cần tập trung tích cực tháo gỡ cho sản xuất, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp. Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện người dân, doanh nghiệp đóng góp công sức, trí tuệ đóng góp nguồn lực cho đất nước.

Thực hiện quyết liệt đồng bộ các giải pháp để giải ngân vốn đầu tư công các bộ, ngành, địa phương phải trách nhiệm để giải ngân, không để tồn đọng. Vừa bảo đảm tiến độ và chất lượng, chống tiêu cực và lãng phí, tham ô tham nhũng.

Về Nghị quyết 42, xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Thủ tướng yêu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, công bố công khai, áp dụng thực hiện. Chúng ta áp dụng các biện pháp chống Covid-19 thì ảnh hưởng một bộ phận người dân bị yếu thế, do đó phải bảo đảm cả mặt này.

Về phòng, chống Covid-19, Thủ tướng yêu cầu, cần chống hai khuynh hướng thứ nhất là, lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; hai là, khuynh hướng hoảng sợ, hoang mang. Chúng ta phải tỉnh táo, sáng tạo, linh hoạt. Bộ Y tế phải xây dựng tiêu chuẩn tiêu chí thế nào là có nguy cơ cao, nguy cơ thấp, có dịch, các biện pháp đi theo, rồi phân cấp phân quyền từ trung ương đến cơ sở, căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn để làm sao bảo đảm được mục tiêu kép. Chính phủ không thể làm thay cho tỉnh, cho huyện, cho xã. Bộ Y tế phải dành thời gian thì bên dưới mới chủ động.

Về công tác xây dựng Đảng, bộ máy trong sạch, vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu của đảng viên, gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Thủ tướng nhấn mạnh, Các tỉnh vừa qua làm tốt công tác phòng chống Covid-19 thực ra là làm tốt công tác cán bộ, cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tiêu cực, lãng phí. Quan trọng nhất trong hành động là phải bảo đảm sát thực tế, khả thi và hiệu quả, với tinh thần càng khó, càng phức tạp càng phải phát huy tinh thần tập thể.

Về dự thảo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tinh thần là bám sát mục tiêu, giải pháp của đại hội, linh hoạt, căn cứ vào thực tiễn để điều chỉnh phù hợp. Cần đưa ra tư tưởng chỉ đạo lớn. Điều quan trọng nhất, khâu tổ chức thực hiện là thường yếu nhất, cần phải có biện pháp tổ chức thực hiện, phải bám xát chức năng, quyền hạn của mỗi đơn vị.

Về báo cáo đánh giá đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, Thủ tướng cho rằng, việc quan trọng nhất là chúng ta chỉ ra được cái gì là làm được, cái gì chưa làm được, nêu rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhất là chủ quan. Đặc biệt là vấn đề ba đột phá chiến lược, tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, giải quyết những vấn đề tồn đọng lâu năm. Do đó chúng ta phải làm đúng và làm trúng trong điều kiện nguồn lực có hạn, yêu cầu lại cao./.