Lương hưu từ 1/7/2024 bỏ xa lương hưu trước đó?

VOV.VN - Những ngày gần đây, báo chí phản ánh nhiều về việc tăng lương hưu từ 1/7/2024. Những bài viết này nhận được sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024.

Một số ý kiến độc giả cho rằng: "Lương hưu được tính dựa trên lương công chức trước khi nghỉ hưu, vậy tỷ lệ tăng lương công chức bao nhiêu thì cần tăng lương hưu lên bấy nhiêu mới công bằng và đúng tinh thần đảm bảo an sinh".

Độc giả Minh Trần Trọng lại cho rằng: "Bảo hiểm xã hội thu phí theo mức lương, khi lương công chức tăng thì lương hưu cũng phải tăng theo tỷ lệ tương ứng".

Độc giả Phạm Văn Chương lại nhận định: "Lương công chức tăng 23,5% mà lương hưu chỉ tăng 8% là quá ít. Phải tăng trên 15% mới hợp lý".

Sau khi có một số ý kiến, tác giả xin được tổng hợp việc tăng lương qua các kỳ tăng lương của cán bộ, công chức, viên chức và tăng lương hưu (tạm lấy mốc từ năm 2010 - 13 năm) như sau:

Từ bảng tổng hợp số liệu hợp trên có thể thấy rằng, việc điều chỉnh tăng lương qua các lần giữa tăng lương của cán bộ, công chức, viên chức với tăng lương hưu thường có tỷ lệ phần trăm (%) tương đương nhau, đã tạo được sự đồng thuận, công bằng cho đối tượng nghỉ hưu trước và sau thời điểm tăng lương và không có sự chênh lệch nhau nhiều.

Lần này, trước thời điểm dự kiến tăng lương từ 1/7/2024, có một số đề xuất tăng lương hưu chênh lệch thấp hơn với dự kiến tăng lương của cán bộ, công chức, viên chức khá lớn, như Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất chỉ tăng lương hưu lên 8%, đề xuất này đã có một số ý kiến không đồng tình, cho rằng quá thấp so với tăng lương của cán bộ, công chức, viên chức (tăng khoảng 30% - ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tại bài báo “Khi lương bình quân tăng 30%, lương thấp nhất của công chức ra sao?” đăng ngày 18/02/2024 của Dân trí) và không phù hợp với thông lệ điều chỉnh tăng lương của Chính phủ hơn 10 năm qua, việc này có thể sẽ tạo ra sự chênh lệch lớn lương hưu trước và sau ngày 1/7/2024.

Để đảm bảo công bằng, không chênh lệch nhau nhiều về lương hưu của những người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024 cần phải tăng số phần trăm lương hưu tương đương với số phần trăm tăng lương của cán bộ, công chức, viên chức như đã làm trong suốt 13 năm qua.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chênh lệch lương hưu của người nghỉ hưu trước và sau cải cách tiền lương
Chênh lệch lương hưu của người nghỉ hưu trước và sau cải cách tiền lương

VOV.VN - Ngày 1/7/2024, chính sách tiền lương mới sẽ được áp dụng. Việc này sẽ tạo ra sự chênh lệch lớn về lương hưu giữa những người nghỉ hưu trước và sau thời điểm này.

Chênh lệch lương hưu của người nghỉ hưu trước và sau cải cách tiền lương

Chênh lệch lương hưu của người nghỉ hưu trước và sau cải cách tiền lương

VOV.VN - Ngày 1/7/2024, chính sách tiền lương mới sẽ được áp dụng. Việc này sẽ tạo ra sự chênh lệch lớn về lương hưu giữa những người nghỉ hưu trước và sau thời điểm này.

Tăng lương không để giá cả leo thang
Tăng lương không để giá cả leo thang

Từ 1/7 tới, chính sách tiền lương được điều chỉnh tăng cho người lao động. Tuy nhiên, việc tăng lương chỉ thực sự ý nghĩa khi nhà nước kiểm soát được lạm phát, không để giá cả leo thang.

Tăng lương không để giá cả leo thang

Tăng lương không để giá cả leo thang

Từ 1/7 tới, chính sách tiền lương được điều chỉnh tăng cho người lao động. Tuy nhiên, việc tăng lương chỉ thực sự ý nghĩa khi nhà nước kiểm soát được lạm phát, không để giá cả leo thang.

Cần giải “cơn khát” lao động chất lượng cao để thu hút FDI
Cần giải “cơn khát” lao động chất lượng cao để thu hút FDI

VOV.VN - Bộ LĐ-TB-XH vẫn nhận định Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, song thiếu bao nhiêu, thiếu ở những ngành nghề lĩnh vực nào, đến nay vẫn chưa có thống kê, dự báo cụ thể.

Cần giải “cơn khát” lao động chất lượng cao để thu hút FDI

Cần giải “cơn khát” lao động chất lượng cao để thu hút FDI

VOV.VN - Bộ LĐ-TB-XH vẫn nhận định Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, song thiếu bao nhiêu, thiếu ở những ngành nghề lĩnh vực nào, đến nay vẫn chưa có thống kê, dự báo cụ thể.

Những khoản phụ cấp nào không còn được tính từ 1/7/2024?
Những khoản phụ cấp nào không còn được tính từ 1/7/2024?

VOV.VN - Từ 1/7/2024, một số khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức sẽ không còn như: phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội...

Những khoản phụ cấp nào không còn được tính từ 1/7/2024?

Những khoản phụ cấp nào không còn được tính từ 1/7/2024?

VOV.VN - Từ 1/7/2024, một số khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức sẽ không còn như: phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội...

Tiền lương không còn là ưu tiên số 1 của ứng viên khi tìm việc?
Tiền lương không còn là ưu tiên số 1 của ứng viên khi tìm việc?

VOV.VN - Nhiều đơn vị tuyển dụng cho biết, xu hướng tìm việc của người lao động đang dần thay đổi. Theo đó, nhiều nhân sự không "chăm chăm” chú trọng vào mức lương, thay vào đó họ cân nhắc nhiều hơn về cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc tại các doanh nghiệp.

Tiền lương không còn là ưu tiên số 1 của ứng viên khi tìm việc?

Tiền lương không còn là ưu tiên số 1 của ứng viên khi tìm việc?

VOV.VN - Nhiều đơn vị tuyển dụng cho biết, xu hướng tìm việc của người lao động đang dần thay đổi. Theo đó, nhiều nhân sự không "chăm chăm” chú trọng vào mức lương, thay vào đó họ cân nhắc nhiều hơn về cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc tại các doanh nghiệp.

Một số chính sách tác động tăng lương hưu năm 2024
Một số chính sách tác động tăng lương hưu năm 2024

Tăng lương hưu cùng cải cách tiền lương, điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội... là những chính sách nổi bật về lương hưu năm 2024.

Một số chính sách tác động tăng lương hưu năm 2024

Một số chính sách tác động tăng lương hưu năm 2024

Tăng lương hưu cùng cải cách tiền lương, điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội... là những chính sách nổi bật về lương hưu năm 2024.

Tăng lương tối thiểu vùng, đảm bảo đồng bộ với khu vực nhà nước
Tăng lương tối thiểu vùng, đảm bảo đồng bộ với khu vực nhà nước

VOV.VN - Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp thêm 6% từ ngày 1/7/2024. Mức tăng này đã được các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất sau hai phiên thương lượng trong năm 2023, nhằm đảm bảo đồng bộ với thời điểm triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27.

Tăng lương tối thiểu vùng, đảm bảo đồng bộ với khu vực nhà nước

Tăng lương tối thiểu vùng, đảm bảo đồng bộ với khu vực nhà nước

VOV.VN - Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp thêm 6% từ ngày 1/7/2024. Mức tăng này đã được các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất sau hai phiên thương lượng trong năm 2023, nhằm đảm bảo đồng bộ với thời điểm triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27.