vov_kho_khan_trong_viec_xoa_bo_lo_nung_voi_thu_cong_1_gehr.jpg
Các lò vôi nung vôi thủ công hình thành tự phát thường do các hộ gia đình tự đầu tư theo nhiều giai đoạn, không có thiết kế, tiêu chuẩn, kiểm soát chất lượng, không an toàn, ngày đêm phát tán bụi, gây ô nhiễm môi trường.
Bụi vôi bám trắng xóa các xưởng sản xuất. 
Công nghệ tại các lò nung vôi này khá lạc hậu, chủ yếu sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống, khiến môi trường khu vực xung quanh bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân trong vùng.
Người dân đi qua những khu vực có lò nung vôi đều phải nhăn mặt vì những lớp bụi dày. Những chiếc xe tải chở đất đá làm tăng thêm bụi bặm cho khu vực này.
Các con đường ven nơi xe chở vôi, vật liệu qua lại bị bụi vôi bám trắng xóa.
Toàn bộ cả khu vực xung quanh, nhà cửa, cây cối ven đường phủ toàn bụi trắng của vôi, không khí ngột ngạt. Hơn nữa, hầu hết lò nung vôi thủ công hoạt động không có giấy phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người lao động.
Lao động nam có sức khoẻ làm công việc quai búa đập đá, dỡ vôi mà không có vật dụng bảo hộ.
Lao động nữ đội nón che mặt kín bưng bằng chiếc khẩu trang chống nắng để phân loại vôi, nhặt vôi.
Lao động tại các lò nung vôi thường không được đào tạo và trang bị bảo hộ an toàn trong quá trình lao động.
Mặc dù đeo kín khẩu trang nhưng vẫn cảm nhận rõ bầu không khí ở đây ngột ngạt đến khó thở.
Vừa qua, tại cuộc họp liên quan đến tình hình hoạt động của các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh, ông Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo phải chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất vôi bằng lò nung thủ công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong năm 2018.
Tuy nhiên, việc các lao động dư thừa phát sinh sau khi đóng cửa các lò nung vôi cũng là khó khăn cần giải quyết. Bởi khi đóng cửa các lò vôi thì các lao động tại đây sẽ mất đi công ăn việc làm, dễ dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội.
Các công nhân lao động cảm thấy hoang mang khi biết tin phải dừng hoạt động bởi họ chủ yếu lớn tuổi, trung bình từ 40 tuổi trở lên, do đó việc chuyển đổi nghề nghiệp đối với bản thân họ cũng rất khó khăn.
Bởi vậy, cơ quan chức năng cần chủ động xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở chấm dứt hoạt động để vừa đảm bảo được quyền lợi cho người lao động, vừa giữ gìn môi trường cảnh quan tại địa phương.
Đóng cửa các lò vôi đồng nghĩa với các lao động thất nghiệp, không có công ăn việc làm, dễ dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội.