Vậy cách làm này có thể tác động ra sao tới hiệu quả giảm mật độ phương tiện cá nhân trong khu vực lõi đô thị? Phóng viên VOV Giao thông đã trao đổi cùng một số chuyên gia về vấn đề này.
TS. Vũ Anh Tuấn - Trung tâm nghiên cứu Việt Đức, Trường Đại học Việt Đức (TP.HCM): Đây là một câu hỏi rất hay. Thu phí dừng đỗ phương tiện hay là thu phí vào nội đô, bản chất đều là nâng cao cái chi phí sử dụng những phương tiện mà chiếm dụng mặt đường nhiều.
Để giảm thiểu sử dụng các phương tiện đấy và chuyển nhu cầu đi lại sang phương thức hiệu quả hơn về mặt không gian, hiệu quả hơn về mặt năng lượng, ví dụ xe buýt, tàu điện, thậm chí là xe đạp… là giống nhau thôi.
Trên thế giới chỉ có chưa đến 10 đô thị triển khai thu phí vào nội đô, như Singapore và London; còn rất nhiều các thành phố thì triển khai cho các thứ hai, là quản lý rất chặt chẽ về mặt đỗ xe. Ví dụ như Tokyo, Thượng Hải, Thẩm Quyến, Đài Bắc, Berlin chẳng hạn và cái phí đỗ xe này là thu rất cao.
Đồng thời là hạn chế đỗ xe ở những khu vực mà có nhiều các tuyến giao thông công cộng, thì họ làm rất tốt. Bởi vì họ có một chính sách nhất quán từ đầu đến cuối và họ có năng lực về kiểm soát thực thi, kiểm soát những hành vi đỗ xe trái phép là rất mạnh mẽ.
Nếu chúng ta quyết tâm đi theo hướng phát hiện và xử phạt các hành vi đỗ xe trái phép thông qua hệ thống camera và phạt nguội và phải có chế tài mạnh mẽ hơn nữa thì giải pháp về thu phí đỗ xe trung tâm cao hơn đấy và đánh theo thời gian đỗ mới triển khai được.
TS. Vũ Anh Tuấn: Giải pháp đó chỉ thành công và chỉ tạo được doanh thu, và chỉ tạo ra thị trường cho các nhà đầu tư các bãi đỗ thu phí, khi hành vi đỗ xe trái phép được phát hiện một cách hệ thống, một cách chính xác và xử phạt kịp thời, xử phạt mạnh mẽ.
Muốn vậy chỉ có áp dụng công nghệ thông tin thôi chứ chả còn cách nào khác, tức là việc lắp đặt các hệ thống camera giám sát lòng lề đường, xe đỗ trái phép là nó ghi lại, biển số xe có đó, cứ vậy mà truy mà bắt thôi.
Ngoài ra, để giải pháp này thành công, thì pháp đi theo là giải pháp để tuyên truyền, vận động.
Nếu chúng ta triển khai một giải pháp nào đó thì chúng ta phải có một nghiên cứu hệ thống, đầy đủ, bài bản và có đầy đủ thông tin để cung cấp cho người dân là chính sách này nhằm mục đích gì? Những ai được hưởng lợi từ đó?Chính sách này thực hiện, sau bao nhiêu năm thì sẽ cải thiện được gì…. Nếu chúng ta có một cái đánh giá đầy đủ, rõ ràng, một bức tranh rõ ràng, chắc chắn là người dân người ta sẽ ủng hộ.
Cũng liên quan đến ý tưởng tính phí đỗ xe thật cao trong nội đô thay cho giải pháp thu phí trực tiếp xe từ vành đai đi vào, chuyên gia giao thông Lâm Thiếu Quân lại cho rằng, biện pháp quản lý giao thông tĩnh này không có nhiều tác dụng, thậm chí có thể phát sinh thêm chuyến đi, tạo thêm áp lực cho các vùng phụ cận:
"Nó có tác động nhất định, nhưng tác động đó nó không ảnh hưởng đến số chuyến đi, đến hướng đi. Lúc đó người ta vẫn phải đi, song từ đó người ta lại đi đến chỗ xa hơn người ta tìm chỗ đỗ xe chứ.Như thế, số chuyến đi sẽ tăng thêm, chỗ đỗ xe tăng thêm chứ nó không giảm đi đâu.
Nó giảm ít lắm, một thời gian ngắn sau người ta nghĩ chuyện đó là đương nhiên là người ta sẽ phải trả phí đỗ xe là chuyện đương nhiên. Khi triển khai cho các tuyến thử nghiệm gồm một số tuyến đang ùn tắc thì các đường xung quanh sẽ ùn tắc nặng hơn".