Chương trình tọa đàm - giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Phủ sóng thông tin, kết nối thành công" vừa được Báo điện tử VnMedia tổ chức.

Tại buổi giao lưu, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Chuyên gia tư vấn chiến lược và đại diệnnhóm giải Nhất hệ thống sản phẩm CNTT đã ứng dụng năm 2007: Giải pháp học trực tuyến và thi trực tuyến ứng dụng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhóm tác giả AI Việt Nam, trưởng nhóm Hoàng Ngọc Trung; đại diện nhóm giải Nhất CNTT Triển vọng Nhân tài Đất Việt 2016 - Công ty cổ phần Công nghệ Chọn lọc Thông tin với sản phẩm Hệ thống phân tích ngữ nghĩa và quản trị tương tác mạng xã hội SMCC, trưởng nhóm Lê Công Thành.

khoi_nghiep1_ivlf.jpg
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa (giữa) đang trả lời câu hỏi của độc giả

Tại buổi giao lưu, chuyên gia Nguyễn Hữu Thái Hòa cho biết, ông vừa viết xong một cuốn sách về quốc gia khởi nghiệp, viết về sự bươn trải khởi nghiệp của chính mình, nhằm toát lên định nghĩa của khởi nghiệp. Chúng ta cần làm rõ định nghĩa khởi nghiệp. Ví dụ Giáo sư Ngô Bảo Châu ban đầu khởi nghiệp vì say mê Toán học. Tôi nghĩ rằng, khởi nghiệp là cách bắt đầu một ngành nghề, một đam mê làm ra giá trị cho xã hội. Những người yêu toán, nghiên cứu ADN…thì đâu nhất thiết phải làm kinh doanh.

Start up cho một doanh nghiệp cần có cơ hội - thị trường đang cần gì, cơ hội để làm ra sản phẩm kinh doanh được không. Giải pháp (tri thức) đáp ứng lời giải thị trường và phải có sự khác biệt. Tiếp đến mới là vốn đầu tư. Khởi nghiệp ở Việt Nam sai từ khái niệm, quy chụp nhiều định nghĩa cho khởi nghiệp, và “nhảy” ngay vào tiền. Thành công của nhà Toán học Ngô Bảo Châu ban đầu không đo bằng tiền được. Quan trọng của khởi nghiệp ngay từ đầu là phải làm đúng, những khái niệm ban đầu cực kỳ quan trọng. Nói chung 3 yếu tố cần trong khởi nghiệp là: cơ hội, tri thức và vốn.

Còn theo ông Hoàng Ngọc Trung, khởi nghiệp thực sự là có đam mê, ý tưởng để mở ra công ty. Tuy nhiên, để phát triển thì rất nhiều thách thức và cực kỳ khó khăn hơn nhiều nước khác. Bởi nước khác đã thành văn hóa rồi. Điển hình như nước Mỹ rất minh bạch, từ việc rót vốn, kiểm soát...

Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề minh bạch, thuế... các nhà đầu tư rất nghi ngờ nên việc hút vốn cực kỳ khó./.