Dự báo thiên tai diễn biến phức tạp, cực đoan trong năm 2024

VOV.VN - Các chuyên gia lo ngại, từ nay đến hết năm 2024, thiên tai sẽ khốc liệt, vì vậy, cần tiếp tục tập trung làm tốt công tác phòng ngừa, kiểm soát rủi ro thiên tai 

Sáng 10/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Hội nghị kết nối trực tuyến với điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến nay, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ghi nhận rét đậm, rét hại liên tiếp. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên hứng chịu hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài nhiều tháng; sạt lở, sụt lún đất và ngập lụt do triều cường xảy ra tại nhiều nơi, nghiêm trọng nhất là tại Cà Mau.

Cũng trong những tháng đã qua của năm 2024, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ liên tiếp xảy ra mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá. Nắng nóng vượt lịch sử ghi nhận tại 110/186 trạm quan trắc trên cả nước; động đất xuất hiện với tần suất ngày một dày đặc tại các tỉnh, TP: Kon Tum, Hòa Bình, Lai Châu, Tuyên Quang, thậm chí là Hà Nội…

Các loại hình thiên tai xảy ra từ đầu năm 2024 đến nay đã khiến 14 người chết và mất tích; thiệt hại về kinh tế ước tính trên 399 tỷ đồng. Trước đó trong năm 2023, cả nước đã ghi nhận 1.964 trận thiên tai khiến 169 người chết và mất tích, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng…

Tổng cục Khí tượng thủy văn nhận định trong thời gian tới thiên tai có khả năng diễn biến phức tạp, khó lường và cực đoan. Dự báo có thể xảy ra nhiều đợt nắng nóng gay gắt ở nhiều vùng trên cả nước với nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm.

Sau El Nino thì ảnh hưởng của La Nina vào những tháng cuối năm có thể gây mưa lớn, lũ lụt, nhất là tại khu vực miền Trung, đi kèm với đó là sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi. Hiện tượng ENSO duy trì trạng thái trung tính đến tháng 6 với xác suất 80-85%, sau đó có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 60-65% và có khả năng kéo dài trong các tháng cuối năm 2024.

Từ tháng 4 đến tháng 6/2024, nắng nóng có khả năng sẽ gia tăng về cường độ và mở rộng dần sang các nơi khác của khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Bộ. Tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm trong tháng 7-8 tới, đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt. Nắng nóng có xu hướng giảm dần từ nửa cuối mùa tháng 8 ở Bắc Bộ và từ tháng 9 ở khu vực Trung Bộ.

Dự báo khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ thì tình trạng khô hạn còn tiếp diễn đến nửa đầu tháng 5; Trung Bộ có khả năng xuất hiện khô hạn kéo dài trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8. Từ cuối tháng 6, khả năng sẽ có bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông; có khoảng 11-13 cơn trên Biển Đông, trong đó có khả năng 5-7 cơn bão sẽ ảnh hưởng đến đất liền. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão từ tháng 9 đến tháng 11.

Tiếp tục tập trung làm tốt công tác phòng ngừa, kiểm soát rủi ro thiên tai 

Sau khi nghe các chuyên gia nhận định, tình hình thiên tai từ nay cho đến cuối năm tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai nhấn mạnh công tác phòng ngừa, kiểm soát rủi ro thiên tai sẽ là nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, Ban sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chiến lược, đề án về phòng, chống thiên tai; phòng thủ dân sự; phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng…

Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án đầu tư của các bộ, ngành địa phương, nhất là các dự án phát triển hạ tầng cơ sở, giao thông, khu đô thị mới, khu dân cư tập trung tránh làm gia tăng rủi ro thiên tai.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai cũng sẽ phối hợp nghiên cứu, đề xuất giải pháp tổng thể phòng chống sụt lún, sạt lở, ngập úng vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, xác định trọng điểm, chuẩn bị ứng phó thiên tai, sự cố, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, có giải pháp kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế, giảm thiểu nguy cơ có thể xảy ra…

Chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại rủi ro thiên tai

Phát biểu tổng kết hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đánh giá, năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã phải đối diện với nhiều loại hình thiên tai. Trong đó có những diễn biến khác so với tiền lệ trước đây như: nắng nóng kỷ lục, ngập lụt cục bộ hay xâm nhập mặn, sạt lở ở đồng bằng sông Cửu Long. Thiệt hại do thiên tai được giảm thiểu tối đa cho thấy các cấp bộ ngành Trung ương, các địa phương đã có sự chủ động hơn, nhất là trong công tác dự báo và ứng phó có tiến bộ trong năm vừa qua; có sự điều chỉnh kịp thời về quy định, quy chế liên quan đến phòng, chống thiên tai;...

Ghi nhận kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại. Đó là nhận thức người dân, trong đó có cả của cán bộ, cơ quan chức năng có lúc, có nơi còn hạn chế. Công tác kiểm tra, đôn đốc việc ứng phó trước mùa mưa bão không phải nơi nào cũng đã thực hiện tốt. Một số quy định pháp luật hiện nay chưa thông suốt hoặc quá cũ, không còn phù hợp thực tiễn; hay trên bình diện chung cả nước, khả năng chống chịu với thiên tai còn hạn chế…

Công tác giám sát, dự báo, cảnh báo sớm cũng có những vấn đề cần chấn chỉnh, làm tốt; một số quy định pháp luật chưa thông suốt, còn chồng chéo, hoặc chưa phù hợp, có những quy định đã ban hành cách đây 15 năm. Trên bình diện chung cả nước, khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nên cần từng bước được đầu tư phát triển.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung chuẩn bị kiện toàn bộ máy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo Luật Phòng thủ dân sự, bảo đảm bộ máy mới hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn. Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan sớm xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Phòng thủ dân sự.

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật; mạnh dạn đề xuất các quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Cần làm tốt hơn, hiệu quả hơn nữa công tác truyền thông nâng cao nhận thức của tất cả mọi người, trước hết là những người có trách nhiệm, thông qua mạng xã hội hoặc tin nhắn điện thoại….

Phó Thủ tướng yêu cầu phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là trước mùa mưa lũ; thường xuyên rà soát, tính toán, cập nhật kịch bản ứng phó thiên tai, sự cố cho sát với thực tiễn nhất. Cơ quan dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục tăng cường chất lượng dự báo sao cho kịp thời, chuẩn xác nhất có thể, Phó Thủ tướng yêu cầu. Đề nghị từng địa phương tập trung nâng cao năng lực điều hành của mình; tăng cường trao quyền và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương bởi đây mới là người chỉ huy trực tiếp tại chỗ, mới có thể ra quyết định sáng suốt nhất và hợp lý nhất tại thời điểm xảy ra sự cố, thiên tai.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải cố gắng huy động nguồn lực đầu tư và các nguồn lực khác cho công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, trong đó chú trọng huy động nguồn lực từ xã hội cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố trên tinh thần phát huy truyền thống sẻ chia trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Đề nghị cần tăng cường và đa dạng hoá các hình thức truyền thông để nâng cao nhận thức của các cấp bộ ngành và cộng đồng. Bên cạnh đó thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát trước mùa mưa lũ; rà soát, cập nhật, tính toán phương án phòng, chống thiên tai; tăng cường chất lượng công tác dự báo, bảo đảm kịp thời, chuẩn xác nhất có thể.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang mong các tổ chức quốc tế tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, nhất là trong trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của các quốc gia khác; hỗ trợ đào tạo chuyên môn, nhất là trong công tác dự báo chính xác; quan tâm đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm trầm trọng tại vùng Đồng Tháp Mười
Bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm trầm trọng tại vùng Đồng Tháp Mười

VOV.VN - Thời gian gần đây, nhiều người dân ở khu phố 5, thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) rất bức xúc trước tình trạng bãi rác thải của Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang ngày càng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí nặng nề ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất. 

Bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm trầm trọng tại vùng Đồng Tháp Mười

Bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm trầm trọng tại vùng Đồng Tháp Mười

VOV.VN - Thời gian gần đây, nhiều người dân ở khu phố 5, thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) rất bức xúc trước tình trạng bãi rác thải của Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang ngày càng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí nặng nề ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất. 

Cả nước xảy ra 1.145 trận thiên tai khiến 169 người chết trong năm 2023
Cả nước xảy ra 1.145 trận thiên tai khiến 169 người chết trong năm 2023

VOV.VN - Trong năm 2023, thiên tai xảy ra cực đoan trên các vùng miền với 1.145 trận thiên tai (21/22 loại hình) làm 169 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 8.236 tỷ đồng.

Cả nước xảy ra 1.145 trận thiên tai khiến 169 người chết trong năm 2023

Cả nước xảy ra 1.145 trận thiên tai khiến 169 người chết trong năm 2023

VOV.VN - Trong năm 2023, thiên tai xảy ra cực đoan trên các vùng miền với 1.145 trận thiên tai (21/22 loại hình) làm 169 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 8.236 tỷ đồng.

Bộ TN&MT phấn đấu sẽ giám sát, dự báo, cảnh báo 100% thiên tai, bão, lũ
Bộ TN&MT phấn đấu sẽ giám sát, dự báo, cảnh báo 100% thiên tai, bão, lũ

VOV.VN - Bộ TN&MT phấn đấu trong năm 2024, 100% thiên tai bão, lũ, được giám sát, dự báo, cảnh báo kịp thời, đủ độ tin cậy. Tăng cường năng lực giám sát môi trường, khí tượng thủy văn.

Bộ TN&MT phấn đấu sẽ giám sát, dự báo, cảnh báo 100% thiên tai, bão, lũ

Bộ TN&MT phấn đấu sẽ giám sát, dự báo, cảnh báo 100% thiên tai, bão, lũ

VOV.VN - Bộ TN&MT phấn đấu trong năm 2024, 100% thiên tai bão, lũ, được giám sát, dự báo, cảnh báo kịp thời, đủ độ tin cậy. Tăng cường năng lực giám sát môi trường, khí tượng thủy văn.

Sẽ có khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
Sẽ có khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

VOV.VN - Dự báo từ nay đến cuối năm 2024 sẽ có khoảng 11-13 cơn bão/ATNĐ trên Biển Đông và 5-7 cơn ảnh hưởng đến đất liền. Hoạt động của bão và ATNĐ có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão (từ tháng 9-11/2024)

Sẽ có khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

Sẽ có khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

VOV.VN - Dự báo từ nay đến cuối năm 2024 sẽ có khoảng 11-13 cơn bão/ATNĐ trên Biển Đông và 5-7 cơn ảnh hưởng đến đất liền. Hoạt động của bão và ATNĐ có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão (từ tháng 9-11/2024)