Chương trình phát thanh - truyền hình sẽ phải dán nhãn mức phân loại

VOV.VN - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành 2 Thông tư để hoàn chỉnh hành lang pháp lý quản lý dịch vụ phát thanh-truyền hình (PT-TH).

Cụ thể, Thông tư số 05/2023/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2016/TT-BTTTT và Thông tư số 06/2023/TT-BTTTT hướng dẫn nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung PTTH thể thao, giải trí theo yêu cầu trên dịch vụ PTTH có hiệu lực thi hành kể từ 15/8/2023.

Theo đó, các chương trình giải trí, thể thao về các bộ môn thể thao mạo hiểm, đối kháng, võ thuật, có tính bạo lực, nguy hiểm phải được phân loại và dán nhãn mức phân loại.

Về nguyên tắc biên tập, bảo đảm đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ trẻ em và đối tượng dễ bị tổn thương khác; những loại nội dung, tình huống, phải loại bỏ trong chương trình.

Đồng thời, thông tư cũng có hướng dẫn nguyên tắc biên tập đối với từng loại chương trình, gồm: chương trình ghi âm, ghi hình để phát sau và chương trình trực tiếp theo thời điểm diễn ra sự kiện; các chương trình thể thao và giải trí có nội dung liên quan đến y tế, giáo dục và trò chơi điện tử trực tuyến.

Về nguyên tắc phân loại chương trình, Thông tư đưa 7 tiêu chí phân loại chương trình, gồm: chủ đề, nội dung; bạo lực; khỏa thân, tình dục; ma túy, các chất kích thích, gây nghiện; kinh dị; hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục; hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.

Trên cơ sở 7 tiêu chí, có 6 mức phân loại chương trình, gồm Loại P - Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem ở mọi độ tuổi; Loại K - Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ, người giám hộ; Loại T13 - Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 13 tuổi trở lên; Loại T16 - Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 16 tuổi trở lên; Loại T18 - Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 18 tuổi trở lên; Loại C - Chương trình không được phép phổ biến.

Các chương trình giải trí, chương trình thể thao về các bộ môn thể thao mạo hiểm, thể thao đối kháng, võ thuật, có tính bạo lực, nguy hiểm là các chương trình phải được thực hiện phân loại và dán nhãn mức phân loại.

Về nguyên tắc cảnh báo, các chương trình có mức phân loại từ loại K đến loại T18; các chương trình giải trí là các chương trình truyền hình thực tế, biểu diễn nghệ thuật, các chương trình truyền hình có nội dung thi tài, biểu diễn về những hành động mạo hiểm, nguy hiểm, có nguy cơ gây thương tích, các chương trình truyền hình giả tưởng, dàn dựng lại từ vụ việc có thật thực tế; các chương trình thể thao về các bộ môn thể thao mạo hiểm, thể thao đối kháng, võ thuật, các chương trình thể thao có tính bạo lực, nguy hiểm: đều phải thực hiện cảnh báo.

Theo Bộ TT&TT, hai thông tư được ban hành kịp thời đã hoàn chỉnh hành lang pháp lý quản lý dịch vụ PTTH.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ TT&TT lý giải việc nhiều xe máy, cửa cuốn dùng smartkey không hoạt động
Bộ TT&TT lý giải việc nhiều xe máy, cửa cuốn dùng smartkey không hoạt động

VOV.VN - Việc can nhiễu tần số dẫn tới tình trạng nhiều phương tiện, thiết bị như cửa cuốn, xe máy, ô tô điều khiển bằng smartkey không thể hoạt động trong thời gian gần đây.

Bộ TT&TT lý giải việc nhiều xe máy, cửa cuốn dùng smartkey không hoạt động

Bộ TT&TT lý giải việc nhiều xe máy, cửa cuốn dùng smartkey không hoạt động

VOV.VN - Việc can nhiễu tần số dẫn tới tình trạng nhiều phương tiện, thiết bị như cửa cuốn, xe máy, ô tô điều khiển bằng smartkey không thể hoạt động trong thời gian gần đây.

Bộ TT&TT sẽ xử lý nghiêm hiện tượng phim giang hồ mạng quảng cáo cờ bạc
Bộ TT&TT sẽ xử lý nghiêm hiện tượng phim giang hồ mạng quảng cáo cờ bạc

VOV.VN - Bộ TT&TT sẽ phối hợp với cơ quan chức năng liên quan để có biện pháp xử lý nghiêm hiện tượng một số bộ phim ngắn với nội dung giang hồ mạng trên YouTube quảng cáo website cờ bạc.

Bộ TT&TT sẽ xử lý nghiêm hiện tượng phim giang hồ mạng quảng cáo cờ bạc

Bộ TT&TT sẽ xử lý nghiêm hiện tượng phim giang hồ mạng quảng cáo cờ bạc

VOV.VN - Bộ TT&TT sẽ phối hợp với cơ quan chức năng liên quan để có biện pháp xử lý nghiêm hiện tượng một số bộ phim ngắn với nội dung giang hồ mạng trên YouTube quảng cáo website cờ bạc.

Bộ TT&TT thống nhất không dùng từ “phong sát”, "cấm sóng" với nghệ sĩ có sai phạm
Bộ TT&TT thống nhất không dùng từ “phong sát”, "cấm sóng" với nghệ sĩ có sai phạm

VOV.VN - Bộ VHTT&DL và Bộ TT&TT thống nhất không dùng từ “phong sát”, "cấm sóng" với nghệ sĩ có sai phạm vì đây không phải là quy định pháp luật.

Bộ TT&TT thống nhất không dùng từ “phong sát”, "cấm sóng" với nghệ sĩ có sai phạm

Bộ TT&TT thống nhất không dùng từ “phong sát”, "cấm sóng" với nghệ sĩ có sai phạm

VOV.VN - Bộ VHTT&DL và Bộ TT&TT thống nhất không dùng từ “phong sát”, "cấm sóng" với nghệ sĩ có sai phạm vì đây không phải là quy định pháp luật.

Bộ TT&TT nêu cách nhận diện cuộc gọi lừa đảo deepfake
Bộ TT&TT nêu cách nhận diện cuộc gọi lừa đảo deepfake

VOV.VN - “Dấu hiệu nhận diện cuộc gọi lừa đảo deepfake là khuôn mặt người gọi thiếu cảm xúc, hướng đầu và cơ thể không nhất quán, màu da bất thường, kẻ gian thường ngắt giữa chừng rồi báo mất sóng, sóng yếu”.

Bộ TT&TT nêu cách nhận diện cuộc gọi lừa đảo deepfake

Bộ TT&TT nêu cách nhận diện cuộc gọi lừa đảo deepfake

VOV.VN - “Dấu hiệu nhận diện cuộc gọi lừa đảo deepfake là khuôn mặt người gọi thiếu cảm xúc, hướng đầu và cơ thể không nhất quán, màu da bất thường, kẻ gian thường ngắt giữa chừng rồi báo mất sóng, sóng yếu”.

Bộ TT&TT chỉ rõ 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam
Bộ TT&TT chỉ rõ 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam

VOV.VN - Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ ra 6 sai phạm lớn của TikTok tại Việt Nam.

Bộ TT&TT chỉ rõ 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam

Bộ TT&TT chỉ rõ 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam

VOV.VN - Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ ra 6 sai phạm lớn của TikTok tại Việt Nam.

Trạm phát sóng giả có thể phát tán hàng nghìn tin nhắn lừa đảo trong 1 phút
Trạm phát sóng giả có thể phát tán hàng nghìn tin nhắn lừa đảo trong 1 phút

VOV.VN - Tái diễn tình trạng sử dụng các trạm thu phát sóng giả để mạo danh tin nhắn tổ chức tài chính, ngân hàng lừa đảo người dùng, bất chấp việc xử lý của cơ quan chức năng.

Trạm phát sóng giả có thể phát tán hàng nghìn tin nhắn lừa đảo trong 1 phút

Trạm phát sóng giả có thể phát tán hàng nghìn tin nhắn lừa đảo trong 1 phút

VOV.VN - Tái diễn tình trạng sử dụng các trạm thu phát sóng giả để mạo danh tin nhắn tổ chức tài chính, ngân hàng lừa đảo người dùng, bất chấp việc xử lý của cơ quan chức năng.