Theo Tổ chức Y tế thế giới, chứng bệnh trầm cảm là nguyên nhân đứng thứ 3 của gánh nặng bệnh tật trên thế giới trong năm 2004 và sẽ chuyển sang vị trí dẫn đầu vào năm 2030. Hiện nay 85% bệnh nhân rối loạn trầm cảm ở nước ta có độ tuổi từ 13 đến 18. Trong đó, tỷ lệ người mắc bệnh trên 15 tuổi ngày càng tăng. Nhiều trường hợp bị rối loạn trầm cảm do yếu tố nội sinh, tức là gặp yếu tố bất thường về gen và sinh học, sau đó xuất hiện ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Nếu trong cuộc sống, người mắc chứng bệnh này gặp nhiều áp lực và căng thẳng thì càng thúc đẩy tái diễn một giai đoạn trầm cảm mới, nặng nề hơn.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Ái Vân, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Rối loạn trầm cảm, tỷ lệ mắc ở nữ thường gấp đôi nam và tỷ lệ này tăng dần theo tuổi. Tuổi khởi phát trung bình là 18. Tuy nhiên tuổi khởi phát trẻ ngày càng tăng lên và khi khởi phát ở lứa tuổi trẻ hơn dưới 11 tuổi hoặc lớn hơn thì đó là dấu hiệu của tình trạng tồi tệ hơn của chứng bệnh trầm. Người bệnh có các biểu hiện trầm cảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng chức năng xã hội nghề nghiệp thì nên đi khám sớm".