dung-moi.jpg
Phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng cùng 9 bị cáo khác liên quan đến vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) được TAND Hà Nội mở từ sáng 12/12.

Chiều 13/12, đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đưa ra bản luận tội đối với Dương Chí Dũng và đồng phạm.

Bị cáo Dương Chí Dũng bị cáo buộc với hai tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”. Tổng hợp mức án đề nghị đối với Dương Chí Dũng là tử hình.

Bị cáo Mai Văn Phúc - nguyên Tổng Giám đốc Vinalines – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải cũng bị đề nghị mức án tử hình cho hai tội Tham ô tài sản và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”

Trần Hữu Chiều – nguyên Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng ban Quản lý dự án của Vinalines bị đề nghị tổng hợp cho các tội danh là 22 -24 năm tù. Trần Hải Sơn – nguyên Phó ban Quản lý dự án bị đề nghị mức 28 -30 năm tù. Các bị cáo còn lại bị đề nghị từ 6 đến 10 năm tù.

Viện Kiểm sát cũng đề nghị HĐXX buộc các bị cáo phải bồi thường số tiền thiệt hại 367 tỷ đồng. 4 bị cáo Dũng, Phúc, Sơn, Chiều phải liên đới bồi thường số tiền tham ô 1,67 triệu USD.

Chiều 14/12, sau hai ngày xét xử, HĐXX vụ án bước vào thời gian nghị án. Trước thời gian nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng.

Trước vành móng ngựa, bị cáo Dương Chí Dũng đã thể hiện sự hối hận. Bị cáo Dũng nói: “Bị cáo thật lòng xin lỗi Đảng, Nhà nước, Quốc hội, toàn thể nhân dân và cán bộ nhân dân ngành hàng hải vì để xảy ra sai phạm này.

Trong câu nói cuối của mình, bị cáo Dũng mong HĐXX xử đúng người, đúng tội, mong xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm có cơ hội đóng trở về đóng góp cho xã hội”.Chiều 16/12, HĐXX sẽ tuyên án đối với bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm.

Khối nợ 1,35 triệu tỷ sẽ khiến nhiều sếp DNNN mất chức?>> Nợ xấu của DNNN muốn bán cũng không dễ!

>> Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu

Nghị định 206/2013/NĐ-CP quy định việc xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi thì các doanh nghiệp xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân là Hội đồng thành viên, chủ tịch, tổng giám đốc. Đồng thời yêu cầu tập thể, cá nhân lãnh đạo phải dùng tài sản cá nhân để bồi thường theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được phép dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi để bù đắp; hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập doanh nghiệp, tuỳ theo trường hợp cụ thể.

 Sau khi Nghị định có hiệu lực, các doanh nghiệp phải xây dựng được quy chế quản lý nợ. Trường hợp chưa có quy chế thì coi như ban điều hành, các lãnh đạo doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ và không được trích thưởng, trừ 20% lương hàng tháng.Khởi tố Giám đốc Công ty rượu 29 khiến 6 người tử vong

>> Khi lương tâm chỉ bằng những chai rượu giả>> Đồng loạt ra quân kiểm tra rượu nếp 29 Hà Nội>> Vụ ngộ độc rượu nếp 29 Hà Nội: Pha "nhầm" cồn đánh Vecni>> Công ty sản xuất rượu nếp 29 Hà Nội đã nhiều lần sai phạm>> Lô rượu gây chết 6 người: Phân phối ở Quảng Ninh, Hải Dương>> Rượu độc làm chết nhiều người “lọt lưới” 4 cơ quan>> Thu hồi, tiêu hủy “Rượu nếp 29 Hà Nội” trên toàn quốc

Tin từ Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa chính thức phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện quyết định bắt tạm giam đối với 3 đối tượng gồm: Nguyễn Duy Vường - Giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội.

2 nhân viên phụ trách kỹ thuật sản xuất, pha chế rượu là Trần Xuân Mạnh (sinh năm 1983, quê ở xã Mê Linh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, hiện trú tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội) và Đặng Văn Cảnh (sinh năm 1977, quê ở xã Song Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), hiện trú tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên - Hà Nội cũng bị khởi tố, tạm giam có thời hạn với hành vi “vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Trước đó, sau khi uống loại rượu nếp 29 Hà Nội được đóng trong chai nhựa 2 lít, 15 người đã bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu, 6 người đã tử vong. 

Cơ quan chuyên môn đã có kết luận, trong nhiều mẫu rượu nếp 29 Hà Nội có nồng độ cồn methanol cao gấp 2.000 lần mức cho phép.

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu Giám đốc sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức chỉ đạo và triển khai các biện pháp xử lý khẩn cấp đối với sản phẩm “Rượu Nếp 29 Hà Nội” trên.

Theo đó, thông báo khẩn cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng sản phẩm “Rượu Nếp 29 Hà Nội” của Cty CP xuất nhập khẩu 29 Hà Nội gây ngộ độc để cảnh báo cho cộng đồng.Khởi tố vụ án "hôi” hơn 1.000 thùng bia ở Đồng Nai>> Bí thư Thành ủy Biên Hòa "mắc cỡ" vụ "cướp bia">> Tài xế vụ 'hôi bia' không phải bồi thường số bia bị cướp>> Công an triệu tập 10 người tình nghi “hôi bia">> “Hôi bia”, hôi của là ăn cướp, cần phải xử nghiêm>> Xe tải chở bia bị đổ, nhiều người lao vào hôi của>> Tài xế xe tải kể lại lúc bị hàng trăm người "hôi bia"

Liên quan đến vụ “hôi” bia ở Đồng Nai, chiều 11/12, cơ quan điều tra công an TP.Biên Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án "công nhiên chiếm đoạt tài sản" để xử lý đối với những người "hôi" bia.

Lực lượng điều tra vẫn đang thu thập các chứng cứ và triệu tập những người tham gia lấy bia.

Trước đó, ngày 4/12, anh Hồ Kim Hậu (30 tuổi, ngụ Bình Định) lái xe tải chở hàng ngàn két bia đi từ Nhà máy bia Tiger (quận 12, TP.HCM) về huyện Bắc Bình (Bình Thuận). Khi cách vòng xoay Tam Hiệp (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) khoảng 100m thì anh Hậu bắt đầu cho xe hãm thắng nhưng thắng bị đứt hơi (lúc đó tốc độ xe là 40 km/giờ), phanh không dính nên anh quyết định đánh tay lái qua phải rẽ vào đường Bùi Văn Hòa. Do cua gấp, bẻ lái đột ngột nên số lượng lớn bia trên xe rớt xuống đường, còn chiếc xe chạy thêm khoảng 70m nữa mới dừng lại được.

Thấy hàng ngàn két bia rơi xuống đường, rất nhiều người dân đã ùa ra để tranh cướp bia, mặc cho anh Hậu van xin, can ngăn.

Vụ việc đã tạo nên làn sóng tranh cãi và phẫn nộ trong dư luận suốt nhiều ngày qua.

Tối 13/12, Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam, đơn vị sản xuất bia Tiger, đã gửi thông cáo cho biết, sẽ không đòi tài xế phải bồi thường thiệt hại đối với sản phẩm của Nhà máy bia Việt Nam trong vụ việc nói trên.Trật tự đô thị đánh người bán rong: Chủ tịch phường lên tiếng xin lỗi

>> Đình chỉ 2 cán bộ còng tay người bán rong>> Vụ trật tự đô thị đánh người bán rong: Dân mạng bất bìnhDư luận những ngày qua hết sức bức xúc và phẫn nộ trước những hình ảnh anh Trịnh Xuân Tình (34 tuổi, quê Thanh Hóa, tạm trú tỉnh Bình Dương) dựng xe bán hàng trên lề đường bị tổ công tác của UBND phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM trấn áp, còng tay. Sau đó, anh phải vào bệnh viện.

Anh Trịnh Xuân Tình bán hàng rong bị trật tự đô thị phường 25, quận Bình Thạnh trấn áp (Ảnh: HT)

Điều đáng nói là sau khi công luận lên tiếng, Chủ tịch phường 25 có báo cáo và trả lời báo chí rằng anh Tình có hành vi chống đối nên bị còng, tổ công tác không đánh, không bóp cổ anh Tình…

Tuy nhiên, các đại biểu HĐND, chủ tịch UBND TP chỉ đạo quận Bình Thạnh phải kiểm tra lại sự việc, xử lý nghiêm minh vì hành vi còng người bán hàng rong gây bất bình trong dư luận…

Đến ngày 13/12, ông Nguyễn Văn Quý, Chủ tịch UBND phường 25, quận Bình Thạnh (TP.HCM) có lời xin lỗi trước công luận: “Phường đã nhận sai sót do nghe báo cáo từ cấp dưới chưa đầy đủ, thiếu kiểm tra, xác minh thực tế nên khiến dư luận bức xúc. Thời gian vừa qua, UBND phường 25 đã cử người đi tìm nơi cư ngụ của anh Tình để thăm hỏi sức khỏe và xin lỗi anh Tình nhưng chưa tìm được nơi anh Tình ở. Do đó, thông qua báo chí, tôi gửi lời xin lỗi đến anh Tình và mong sớm được gặp để làm việc với anh”. 

Giá vàng nhảy múa

Sau khi tăng giá tích cực vào hai ngày đầu tuần, giá vàng thế giới lại giảm điểm mạnh và kết thúc tuần với một phiên tăng điểm nhẹ, đóng cửa ở mức giá cao nhất trong phiên tại 1238 USD/Oz. Vì vậy, so với đóng cửa tuần trước, giá vàng thế giới đã tăng nhẹ 0.5%. Hiện nay, các nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp của Cục dự trữ Liên bang (Fed) về việc cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng (QE) trong tuần sau.  

Diễn biến giá vàng trong nước tuần qua. (Ảnh: sjc.com.vn)

Theo diễn biến của giá vàng thế giới, vàng SJC tăng giá mạnh 3 phiên đầu tuần, lao dốc vào 2 phiên tiếp theo nhưng đã kịp phục hồi nhẹ trở lại vào ngày 14/12.

Tính đến 9h sáng ngày 14/12, giá vàng SJC mua vào tại TPHCM và HN đang ở 35,44 triệu đồng/lượng, tăng nhẹ so với cuối tuần trước, trong khi đó giá bán ra ở vào khoảng 35,54 - 35,56 triệu đồng/lượng.

SEA Games 27: Việt Nam xuống vị trí thứ 4

Kết thúc ngày thi đấu  14/12, Việt Nam giành thêm được 7 HCV, 8HCB, 7HCĐ.

Nguyệt Ánh trong niềm vui chiến thắng với HCV (ảnh: Quang Trung)

Tuy nhiên, trên bảng tổng sắp huy chương tính đến 20h30 ngày 14/12, Việt Nam đã bị tụt xuống vị trí thứ 4 với tổng cộng 29 HCV, 23 HCB, 33 HCĐ. Đứng ở vị trí thứ 3 là Indonesia.Nước chủ nhà Myanmar cũng đã bị tụt xuống ở vị thứ 2. Soán ngôi đầu bảng của Myanmar là Thái Lan với 33 HCV.

SEA Games ngày 14/12: Việt Nam bị tụt xuống vị trí thứ 4>> SEA Games ngày 13/12: Việt Nam có 22 HCV, bảo toàn nhì bảng>> SEA Games ngày 12/12: Ánh Viên giành cú đúp HCV bơi lội>> Khai mạc SEA Games 27: Lễ hội âm thanh, ánh sáng>> SEA Games ngày 11/12: Bắn súng Việt Nam giành 1 HCV, 1 HC>> SEA Games ngày 10/12: Việt Nam vẫn đứng thứ 2 với 9 HCV

Bảng tổng sắp huy chương tính đến 20h50 ngày 14/12

>>