Phân công chức danh 7 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII
Ngày 4/2, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị đã ký Quyết định phân công Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư khóa XII.
Theo đó, Bộ Chính trị quyết định phân công Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư khoá XII đối với 7 chức danh sau:
Ông Võ Văn Thưởng (trái) và ông Đinh La Thăng được Bộ Chính trị phân công nhiệm vụ mới |
2- Ông Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
3- Ông Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
4- Bà Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
5- Ông Hoàng Trung Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
6- Ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
7- Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Bộ Chính trị cũng quyết định phân công một số Uỷ viên Bộ Chính trị tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng, gồm :
1- Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
2- Ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.
3- Ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
4- Ông Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
5- Ông Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
6- Bà Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
Triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
Sáng 2/2, tại nhà Quốc hội ở thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong năm 2016. Bộ Chính trị khoá XI đã ban hành Chỉ thị số 51-CT/TW, trong đó yêu cầu cả hệ thống chính trị phải đoàn kết thống nhất, tăng cường phối hợp, tập trung dốc sức chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: Ngay sau Hội nghị, các cấp uỷ, các tổ chức Đảng, các cơ quan, tổ chức và đơn vị có liên quan cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và thực hiện tốt nhất phương hướng, nhiệm vụ của cuộc bầu cử, để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đạt kết quả tốt nhất và thực sự trở thành ngày hội của toàn dân.
Hiệp định TPP chính thức được ký kết
Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (còn gọi là TPP) được chính thức được ký kết ngày 4/2 (theo giờ Việt Nam) tại thành phố Auckland, New Zealand. 12 Bộ trưởng và Trưởng đoàn đàm phán của 12 nước thành viên lần lượt ký kết hiệp định với sự chứng kiến của Thủ tướng New Zealand - John Key. Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam tham gia lễ ký kết lúc.
Nhiều nghiên cứu của các tổ chức trong và ngoài nước cho rằng, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất khi thực thi TPP, nhất là trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, thu hút dịch vụ và đầu tư. Cơ hội lớn nhất liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu. Dự báo, TPP sẽ giúp xuất khẩu Việt Nam tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025 nhờ cơ hội mở rộng thị phần với các thị trường lớn như Mỹ, Canada Nhật Bản… khi thuế nhập khẩu được hạ về mức 0%.
Chủ trương Bộ Giáo dục tổ chức kỳ thi THPT và Đại học, cao đẳng 2016
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm Kì thi Trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015; tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà giáo và toàn xã hội, chiều tối nay (03/02), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chủ trương tổ chức Kì thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016.
Về môn thi vẫn giữ ổn định như năm 2015, tổ chức thi 8 môn, gồm Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ. Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài thi mỗi môn 180 phút; các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài thi mỗi môn 90 phút; môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm, thời gian làm bài thi 90 phút.
Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông đăng ký dự thi 04 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu), gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi còn lại…
Các trường đại học, cao đẳng nhất là các trường khối năng khiếu, nghệ thuật chủ động xây dựng và công bố công khai đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy; tổ chức tuyển sinh theo các quy định tại đề án tự chủ tuyển sinh.
Đối với các trường sử dụng kết quả Kì thi trung học phổ thông quốc gia để xét tuyển, về cơ bản giữ ổn định như năm 2015. Có một số điều chỉnh theo hướng tăng quyền chủ động cho các trường đại học, cao đẳng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký xét tuyển và xét tuyển.
Bảo quản, phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Bảo quản và phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới".
Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam về vai trò của công tác lưu trữ, giá trị của tài liệu lưu trữ thông qua khối Di sản tư liệu thế giới quý hiếm này.
Đề án sẽ thực hiện trong 2 giai đoạn. Giai đoạn I (2016 - 2020), Đề án tổ chức thực hiện công tác bảo quản tài liệu Mộc bản triều Nguyễn; tổ chức thực hiện công tác phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn… Giai đoạn II (2021 - 2015), Đề án tiếp tục thực hiện tu bổ, phục chế, gia cố tài liệu Mộc bản bị hư hỏng; xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu thông tin cấp 1 và phần mềm quản lý, khai thác tài liệu Mộc bản triều Nguyễn...
HLV Miura chia tay Việt Nam, trở về Nhật Bản
HLV Miura sẽ kết thúc gần 21 tháng gắn bó với bóng đá Việt Nam và trở về Nhật Bản trong tối 2/2.
Trả lời trước báo giới về phản ứng của mình khi bị sa thải, ông Miura cũng để lại hình ảnh đẹp, với khẳng định đã biết từ trước, cùng việc từ chối nhận số tiền đền bù hợp đồng của VFF và ngẩng cao đầu về nước. Ông thầy 53 tuổi cũng muốn thông qua báo chí để gửi lời tri ân tới người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã sát cánh, ủng hộ mình cùng các học trò trong suốt thời gian qua.
Ông Miura từng hơn một lần bày tỏ sự ngưỡng mộ với tình yêu dành cho trái bóng tròn của người dân Việt Nam và chiến lược gia này luôn khẳng định hình ảnh các CĐV cổ vũ hết mình cho ĐTVN cũng như U23 VN hay Olympic VN sẽ luôn là những ký ức đẹp đẽ nhất với cá nhân ông.
Trong 20 tháng 18 ngày dẫn dắt các ĐTQG của bóng đá Việt Nam (4/2014 – 1/2016), ông Miura cùng các học trò thi đấu tổng cộng 37 trận, giành chiến thắng 21 trận, hòa 6 và thua 10 lần, với 83 bàn thắng, để thủng lưới 43 lần cùng tỷ lệ giành chiến thắng lên tới 56,7%./.